"Đất có tranh chấp" căn cứ vào thông báo thụ lý của cơ quan có thẩm quyền hay căn cứ vào thời điểm phát sinh đơn ở UBND cấp xã

Chủ đề   RSS   
  • #499224 10/08/2018

    hung0812

    Sơ sinh


    Tham gia:19/03/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    "Đất có tranh chấp" căn cứ vào thông báo thụ lý của cơ quan có thẩm quyền hay căn cứ vào thời điểm phát sinh đơn ở UBND cấp xã

    Xin chào các anh chị Luật sư! Gia đình em có tình huống cần nhờ sự tư vấn của các anh chị như sau:

    Gia đình em có thửa đất đã sử dụng ổn định liên tục gần 40 năm, không có giấy tờ về đất. Hiện nay (năm 2018) đã đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ theo khoản 2 điều 101 Luật đất đai năm 2013

    Trước đây (năm 2014) gia đình có xin cấp GCNQSDĐ thì một người trong dòng họ (ông A) có gửi đơn yêu cầu UBND xã hòa giải, UBND hòa giải bất thành. Tại buổi hòa giải ông A không đưa ra được giấy tờ gì để chứng minh ông A có quyền lợi liên quan đến thửa đất, và ông A cũng không có quản lý sử dụng thửa đất mà chỉ duy nhất gia đình em sử dụng. UBND xã hòa giải bất thành, và có hướng dẫn ông A khởi kiện ra tòa án để tòa án giải quyết tranh chấp nhưng ông A không khởi kiện.

    Năm 2018, em có tìm hiểu thì thấy khoản 1 điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/06/2016 của HĐTP TAND tối cao có quy định: Thời điểm phát sinh tranh chấp dân sự là ngày khởi kiện, ngày yêu cầu. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại tòa án. 

    Tranh chấp đất đai là 1 loại tranh chấp Dân sự. Như vậy sau khi hòa giải xong (kết quả bất thành), ông A không khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết nên căn cứ theo khoản 1 điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP thì Thửa đất chưa xảy ra tranh chấp . UBND xã chỉ có thẩm quyền hòa giải nên năm 2018 gia đình em nộp hồ sơ yêu cầu UBND thực hiện thủ tục để cấp GCNQSDĐ theo khoản 2 điều 101 Luật đất đai năm 2013 thì UBND xã trả lời "Đất đang có tranh chấp", em thì không đồng ý vì ông A có khởi kiện đến Tòa án đâu mà gọi là "Đất đang có tranh chấp". UBND xã trả lời: Đã có phát sinh đơn đến UBND xã yêu cầu hòa giải thì đất đó đã có tranh chấp rồi.

    Theo khoản 1 điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP thì Đất có tranh chấp khi có đơn gửi đến tòa án. Hơn nữa tại buổi hòa giải ông A không đưa ra được chứng cứ gì để chứng tỏ ông A có quyền lợi liên quan đến thửa đất. Theo em biết thì tòa án chỉ thụ lý vụ án khi nguyên đơn đưa được chứng cứ chứng tỏ việc khởi kiện nhưng ông A không có chứng cứ gì thì nếu ông A có gửi đơn đến tòa cũng sẽ bị tòa trả lại đơn.

    Hiện nay, Thửa đất trên gia đình không xin cấp GCNQSDĐ được nên căn nhà cất trên đất của gia đình em (cất đã gần 40 năm) đã xuống cấp nhưng không thể xây mới lại được. Còn UBND xã thì yêu cầu em ra tòa khởi kiện ông A, có bản án rồi UBND xã mới giải quyết vì hiện nay "Đất có tranh chấp" nên không cấp GCNQSDĐ.

    Ông A không có căn cứ khởi kiện đến tòa để tranh chấp với gia đình em. Còn UBND xã thì bắt buộc em phải khởi kiện đến tòa án để tranh chấp với ông A

    Các anh chị LS cho em hỏi UBND xã trả lời "Đất đang có tranh chấp" như vậy đúng hay sai? Chỉ mới hòa giải ở UBND xã nhưng không khởi kiện tới tòa án sao gọi là tranh chấp. Có phải UBND xã đang gây khó khăn cbho gia đình em không?

    Em xin cảm ơn các anh chị!

     
    8745 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500320   23/08/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:

    “24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

    Có thể thấy khái niệm tranh chấp đất đai được nêu trong Luật đất đai là một khái niệm bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính.

    Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (về vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất...

    Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

    Như vậy, theo quy định pháp luật đất đai, tranh chấp đất đai phát sinh không phụ thuộc vào thời điểm giải quyết trên thực tế mà phát sinh khi quyền, nghĩa vụ của các bên có sự xung đột, các bên mâu thuẫn nhau về lợi ích. Khi phát sinh tranh chấp đất đai, các bên có thể lựa chọn phương thức để giải quyết tranh chấp tại UBND hoặc tại Tòa án tùy thuộc vào nội dung tranh chấp theo quy định pháp luật. Do vậy, tranh chấp đất đai trong trường hợp của bạn phát sinh từ khi có đơn yêu cầu UBND xã hòa giải.

    Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    “Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chỉ dừng lại ở việc UBND xã hòa giải bất thành, chưa có quyết định giải quyết tranh chấp, do vậy hiện tại đất bạn đang sử dụng là “đất đang có tranh chấp”. Do đó, UBND xã trả lời "Đất đang có tranh chấp" như vậy là đúng.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    hung0812 (25/08/2018)
  • #500514   25/08/2018

    hung0812
    hung0812

    Sơ sinh


    Tham gia:19/03/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Em xin cảm ơn Luật sư đã tư vấn. Có thể em đăng câu hỏi chưa chi tiết lắm nên em xin phản hồi để nói rõ hơn. Đồng thời còn có vài thắc mắc như sau:

    Em xin nói rõ hơn: Năm 2014 khi gia đình em gửi đơn xin cấp GCNQSDĐ đến UBNd xã thì ông A phát sinh đơn tranh chấp QSDĐ đến UBND xã, UBND xã đã tổ chức hòa giải. Tại buổi hòa giải ông A không đưa ra được bất cứ tài lệu chứng cứ gì chứng tỏ ông A có quyền lợi đến thửa đất. Kết quả hòa giải bất thành, UBND xã hướng dẫn ông A khởi kiện đến tòa án huyện nhưng trong suốt 4 năm ông A không khởi kiện. Theo em thì ông A không có chứng cứ nên không khởi kiện ra tòa để tranh chấp QSDĐ. Bởi vì theo quy định tại khoản 1 điều 195 bộ luật TTDS thì khi ông A cung cấp được tài liệu chứng cứ thì tòa mới thụ lý giải quyết. Như vậy nếu ông A không có chứng cứ (thực tế tại buổi hòa giải ở UBND xã ông A chỉ nói miệng mà không đưa ra được tài liệu chứng cứ gì về thửa đất) thì tòa sẽ trả lại đơn, không thụ lý. Nếu ông A thấy quyền lợi bị ảnh hưởng thì ông A khởi kiện, đằng này ông A không khởi kiện. UBND xã cho rằng đã hòa giải ở xã rồi thì có tranh chấp nhưng em thấy UBND xã chỉ tổ chức hòa giải chứ đâu có trách nhiệm xác minh ông A có quyền lợi liên quan đến thửa đất hay không nên không thể biết được ông A tranh chấp đúng hay sai. Nếu xác định đất có tranh chấp khi có đơn gửi đến UBND xã nhưng sau nhiều năm người phát sinh đơn đến UBND xã không gửi đến tòa án để kiện thì Quyền lợi của người đang sử dụng thửa đất đó bị ảnh hưởng rất lớn. Giả sử nếu như ông A vẫn biết rằng ông A không có liên quan đến thửa đất đó nhưng vì thù ghét với gia đình em nên gửi đơn đến UBND xã để tạo ra tranh chấp để quyền lợi gia đình em bị ảnh hưởng thì sao? (cụ thể UBND xã bảo có tranh chấp nên căn nhà trên đất của gia đình em xây dựng cách đây 40 năm không thể xây dựng lại được).

    Em có đọc luật đất đai nhưng ko được rõ lắm:

    Khoản 24 điều 3 Luật đất đai năm 2013 : “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

    Điều 5 Luật đất đai 2013: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

    Theo em hiểu: Tranh chấp đất đai phải tồn tại ít nhất 2 "Người sử dụng đất". Người sử dụng đất thứ 1 là gia đình em, vì gia đình đã quản lý sử dụng ổn định liên tục thửa đất gần 40 năm, xây nhà trên đất đã 40 năm, có đóng thuế.

    Ông A không thỏa mãn là người sử dụng đất thứ 2 vì ông A không nêu ra tài liệu chứng cứ gì để thỏa mãn là "Người sử dụng đất" theo quy định tại điều 5 Luật đất đai năm 2013. Như vậy không tồn tại người sử dụng đất thứ 2. Ông A muốn chứng minh mình là "người sử dụng đất" thì phải có đơn khởi kiện và cung cấp tài liệu chứng cứ để tòa án thụ lý, đằng này ông A không khởi kiện thì việc dựa vào đơn phát sinh ở UBND xã theo em có gì đó không hợp lý? Nếu dựa vào đơn phát sinh ở UBND xã để nói đất có tranh chấp thì bất kỳ ai vì mâu thuẩn ganh ghét với người đang sử dụng thửa đất họ sẽ phát sinh đơn tranh chấp đến UBND xã để UBND xã tổ chức hòa giải, nhưng sau đó 10 năm, 20 năm, 100 năm nhưng họ không khởi kiện thì quyền lợi của Người đang sử dụng hợp pháp thửa đất đó sẽ thế nào?

    Em còn chút thắc mắc nữa là Tranh chấp Quyền sử dụng đất là 1 loại tranh chấp Dân sự. Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì: Thời Điểm phát sinh tranh chấp, yêu cầu về dân sự là ngày khởi kiện, ngày yêu cầu. Như vậy theo quy định trên cách xác định thời điểm bắt đầu phát sinh tranh chấp dân sự là "Ngày khởi kiên". Hiện nay không ai khởi kiện đến tòa án thì không xác định được "thời điểm phát sinh tranh chấp", nên Thửa đất chưa có tranh chấp. Em không hiểu vì sao quy định này không được áp dụng?

    Rất cần sự tư vấn của các anh chị Luật sư

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hung0812 vì bài viết hữu ích
    LVTLAWYERS (08/04/2021)
  • #501534   06/09/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau.

    Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013,Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #501635   08/09/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 có quy định:
    “24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
    Như vậy, rõ ràng Luật định tranh chấp đất đai là tranh chấp ai trong hai hoặc nhiều bên là người có quyền, nghĩa vụ đối với phần đất tranh chấp, hay nói nôm na tranh chấp đất đai là tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng phần đất tranh chấp. Còn tranh chấp về đất đai là tất cả những tranh chấp có liên quan tới đất đai, tức tranh chấp về đất đai bao hàm cả tranh chấp đất đai cùng những tranh chấp khác có liên quan tới đất đai như tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, tranh chấp tài sản gắn liền trên đất ...v..v....hay nói cho dễ hiểu thì tranh chấp đất đai là một bộ phận trong nhiều bộ phận của tranh chấp về đất đai.
     
    Thật đáng tiếc và đáng ngạc nhiên khi LS Vũ Văn Toàn lại tư vấn trái pháp luật rằng: "khái niệm tranh chấp đất đai được nêu trong Luật đất đai là một khái niệm bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính."
     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #501636   08/09/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn hung0812,

    Tôi đồng tình với bạn về quan điểm tình trạng pháp lý hiện nay là thửa đất của bạn không có tranh chấp bởi không có qui định pháp luật nào qui định rằng thời điểm phát sinh tranh chấp QSDĐ là thời điểm có Đơn gởi UBND cấp Xã yêu cầu tổ chức hòa giải. Trong khi khoản 1 điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP đã qui định rõ thời điểm phát sinh tranh chấp là ngày khởi kiện mà trong vụ việc của bạn không có ai khởi kiện nên không có ngày khởi kiện, tức không có phát sinh tranh chấp.

    UBND xã không nhận hồ sơ xin cấp GCN của bạn với lý do đất đang có tranh chấp là đã có hành vi hành chính trái pháp luật, bạn nên thực hiện quyền khiếu nại hoặc khởi kiện án hành chính đối với hành vi trái pháp luật này để yêu cầu Pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

    Trân trọng.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hung0812 (12/09/2018) lehonghavnn (07/06/2020)
  • #541548   21/03/2020

    Lsphanminh309cpc
    Lsphanminh309cpc

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Đề nghị không sử dụng bài viết của Luật sư Toàn, vì nói như vậy là trái quy định pháp luật, bởi: hòa giải xong họ không tiếp tục có đơn gởi UBND huyện hoặc không nộp đơn khởi kiện ra tòa thì lấy gì để gọi đó là: đất đang có tranh chấp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lsphanminh309cpc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/03/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.