"Đất có lề, quê có thói" là gì? Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #615803 29/08/2024

    Minhthy0406

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:29/08/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    "Đất có lề, quê có thói" là gì? Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được không?

    Đất có lề, quê có thói được hiểu là gì? Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    "Đất có lề, quê có thói" được hiểu là gì?

    - "Đất có lề" tức là lề luật là những thói quen, quy định quy tắc, thông lệ… của địa phương hay của cộng đồng dân cư của người nào đó. Ta thường nghe nói tới lề lối, lề luật, lề phép…
    - Còn "Quê có thói" nghĩa là thói quen, thói tục, thói cách, cách thức, tục lệ, tập quán, phong tục…
    - Nghĩa của câu "Đất có lề, quê có thói" gần giống với câu "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá" hoặc "Nhập gia tùy tục". Theo đó, "Đất có lề, quê có thói" có nghĩa là ở địa phương nào thì cũng có những luật lệ, phong tục, thói quen. Khi đến địa phương đó chúng ta phải hiểu biết, tôn trọng lề luật, tập tục của họ để ứng xử cho phù hợp. Có những thói quen, lề luật ở đất khách không giống quê mình nhưng bản thân ta vẫn phải tôn trọng, tránh bị cho là kém duyên, hoặc nặng nề hơn là vi phạm quy tắc, quy định, luật lệ ở địa phương đó.
    Ngoài ra, câu tục ngữ còn chỉ một số đặc điểm tập quán riêng ở một số khu vực như ở một số có những tập quán đặt tên họ khác so với nhiều vùng như:
    - Đối với đồng bào dân tộc thiểu số Châu Mạ, tỉnh Lâm Đồng thì phần “họ” được dùng để phân biệt giữa người nam và người nữ (nam giới mang họ K’ như K’Nhất, K’Quyn..., nữ giới mang họ Ka như Ka Rêm, Ka Hệp...), ngoài ra không sử dụng bất kỳ họ nào khác. Trường hợp con trai do người mẹ đơn thân sinh ra, mẹ mang họ Ka nhưng con trai phải mang họ K’ để tránh nhầm lẫn là giới tính nữ.
    - Hoặc một số tập quán khác không đặt họ như: Tập quán của người Ba Na ở Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên; người Brâu, người Xơ-đăng ở Kon Tum; người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)... thì người con trai dân tộc Ba Na thường gọi là Yang Danh, con gái thường gọi là: Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying, Klrot, Blinh, Chơ, Y owu, Nhiêng, Đim, Đech, Njưk…

    Đặt tên họ theo tập quán của các vùng miền có được pháp luật công nhận không?

    Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc áp dụng tập quán như sau:
    Áp dụng tập quán
    - Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
    - Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
    Do đó, những tập quán được áp dụng trong giao dịch dân sự phải là các tập quán đã được hình thành trong đời sống dân sự cụ thể, đã được thực hiện và sử dụng thường xuyên được cộng đồng thừa nhận.
    Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với việc đặt tên cho con như sau:
    Quyền có họ, tên
    - Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
    [...]
    - Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
    Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.”
    Theo đó, họ của cá nhân có thể xác định theo tập quán nếu cha mẹ không có thỏa thuận họ của con theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Tuy nhiên, họ của con vẫn phải đảm bảo theo họ cha hoặc họ mẹ.
    Ngoài ra, tên của Công dân Việt Nam có thể bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
     
    Như vậy, câu tục ngữ "Đất có lề, quê có thói" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong các phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau.

     

     
    415 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận