Đáp án cuộc thi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở Tuần 3

Chủ đề   RSS   
  • #616407 16/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1172)
    Số điểm: 20173
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 403 lần
    SMod

    Đáp án cuộc thi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở Tuần 3

    Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đã bước vào tuần 3. Vậy đáp án tuần 3 cuộc thi hiện nay thế nào?

    MỚI: Đáp án tuần 4 cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội 2024

    Đáp án Kỳ 7 cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024

    Chi tiết đáp án tuần 3 cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông 2024”

    Đáp án cuộc thi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở Tuần 3

    Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ 8h00 ngày 16/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 22/9/2024.

    Sau đây là đáp án cuộc thi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở Tuần 3:

    Câu hỏi số 1: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây là một trong những trách nhiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát?

    D. Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp mình làm cơ sở để người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

    Câu hỏi số 2: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?

    C. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 3: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát nội dung nào?

    B. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.

    Câu hỏi số 4: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như thế nào?

    D. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 5: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, khẳng định nào sau đây là đúng về “Đại diện hộ gia đình”?

    C. Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình.

    Câu hỏi số 6: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định có phạm vi thực hiện trong địa bàn thôn, tổ dân phố được thông qua khi nào?

    B. Khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành.

    Câu hỏi số 7: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm như thế nào trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?

    C. Tổ chức thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư sau khi được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

    Câu hỏi số 8: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, thời hạn để Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã là?

    B. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu.

    Câu hỏi số 9: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?

    B. Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị.

    Câu hỏi số 10: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây được xác định là quyền thụ hưởng của công dân?

    A. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.

    Câu hỏi số 11: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được gửi đến đối tượng nào dưới đây để báo cáo, thống nhất trước khi thực hiện?

    A. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 12: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan, cá nhân nào dưới đây có thẩm quyền quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức tổ chức lấy ý kiến Nhân dân?

    C. Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Câu hỏi số 13: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?

    A. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 14: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với tổ chức được quy định như thế nào?

    D. Tổ chức vi phạm quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Câu hỏi số 15: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định khi nào thì Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường?

    A. Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có ít nhất là một phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp cùng đề nghị liên quan đến việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.

    Câu hỏi số 16: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ý kiến đồng thuận với sáng kiến của công dân có giá trị trong thời hạn bao lâu kể từ ngày thể hiện ý kiến?

    D. 03 tháng.

    Câu hỏi số 17: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, cơ quan, cá nhân nào dưới đây có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Trưởng ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?

    A. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

    Câu hỏi số 18: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào dưới đây, hương ước, quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế?

    D. Tất cả các đáp án.

    Câu hỏi số 19: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm bao nhiêu thành viên?

    B. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.

    Câu hỏi số 20: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào về trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến

    C. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

    Đáp án mang tính chất tham khảo

    Những nội dung nào nhân dân được tham gia lấy ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định?

    Theo Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định như sau:

    - Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; ph­ương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành, nghề của cấp xã.

    - Dự thảo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

    - Chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, định cư đối với việc quyết định đầu tư công dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.

    - Dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, ghép cụm dân cư.

    - Dự thảo quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng, bao gồm quyết định ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có nội dung tác động đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến cộng đồng.

    - Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.

    - Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn (nếu có).

    - Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã.

    - Các nội dung khác theo quy định của pháp luật, quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần lấy ý kiến.

    Như vậy, sẽ có những nội dung trên là nội dung nhân dân được tham gia lấy ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

     
    1072 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận