Hiện tại có rất nhiều bài hát, tác phẩm nghệ thuật được nhiều người đề cập đến vấn đề đạo nhái tác phẩm. Đây đang là vấn đề khá nóng và nhiều người rất thắc mắc về những quy định của pháp luật để xử phạt những hành vi đạo nhái này.
Trước hết, đạo nhái tác phẩm là gì? Đạo nhái tác phẩm là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuật ngữ này nhằm ám chỉ những hành vi sao chép, sử dụng một cách trái phép các tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Hành vi này xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019)
Theo quy định về xử lý xâm phạm quyền tác giả tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019) như sau:
-
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
-
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Ngoài ra, Chủ thể sở hữu tác phẩm có quyền áp dụng các biện pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019) để bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm của mình:
-
Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
-
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.