Đào được đá quý: Khi nào bày bán công khai, khi nào bị tịch thu?

Chủ đề   RSS   
  • #508759 29/11/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Đào được đá quý: Khi nào bày bán công khai, khi nào bị tịch thu?

    Đá quý là nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia, có hạn, nên không phải ai cũng có quyền khai thác. Do vậy, có nhiều trường hợp, phiến ngọc khủng hàng chục tấn được khai thác và bày bán công khai, trong khi đó người nông dân đào được đá quý trong vườn nhà lại bị nhà nước tịch thu. 

    Khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác đá quý là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, muốn khai thác, cần phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

    - Về điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 có quy định:

    + Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

    + Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    + Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

    - Về diện tích, khu vực khai thác khoáng sản

    Điều 52 Luật Khoáng sản quy định: "Diện tích, ranh giới theo chiều sâu của khu vực khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác, phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác".

    Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện của ngành nghề này, doanh nghiệp khai thác khoáng sản có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo Điều 55 Luật Khoáng sản. Trong đó, doanh nghiệp có quyền cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền bày bán đối với đá quý khai thác được.

    Đối với trường hợp người dân đào được đá quý sẽ bị tịch thu, do chưa thực hiện đăng ký khai thác khoáng sản.

    Hơn nữa, Điều 197 BLDS 2015 có quy định: "... tài nguyên khoáng sản,... là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

    Do đó, việc cơ quan chức năng thu hồi tảng đá quý của người tìm được là có cơ sở.

    Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi người dân nhặt, đào được đá quý, điểm b khoản 2 Điều 229 BLDS 2015 có quy định: "Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước".

    Mức lương cơ sở hiện này theo Nghị định 72/108/NĐ-CP là 1.390.000 đồng.

    Như vậy, nếu việc khai thác đã được đăng ký thì người khai thác được đá quý có quyền bày bán công khai. Trường hợp người dân chưa đăng ký khai thác khoáng sản mà nhặt được, đào được thì phải báo cáo và giao nộp lại cho Nhà nước để được hưởng quyền lợi, nếu không sẽ bị tịch thu và xử phạt theo quy định.

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 29/11/2018 02:53:55 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    3364 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận