Chào cộng đồng dân luật. Thực ra về mặt tình thì rất khó để nói rõ được trong vụ trên Người dân xã Lệ Thủy họ cũng vất vả để lao động, nuôi nấng con vật đó là thành quả, công sức của họ tạo ra. Tuy nhiên thành quả đó bị người khác tước đoạt " ăn trộm" mất của những kẻ "vô công rồi nghề" những "người lười lao động".
Có thể trước đấy người dân xã Lệ Thủy họ cũng bị mất trộm nhiều tài sản như vậy có thể do hoặc không do hai đối tượng này thực hiện nhưng khi đã bị dồn nén tâm lý họ không thể chịu được nữa và khi phát hiện được 2 đối tượng trên thì như một sự chịu đựng dồn nén tâm lý của những người dân họ bộc phát ra và họ đánh 2 đối tượng trên lúc đó hộ không nhận thức được hành vi trên của mình có thể gây chết người không?
Các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng quê có tuyên truyền vấn đề đó không? là khi người dân tham gia truy bắt trộm chỉ được bắt người và giao nộp không được đánh người. Hay chỉ là những lần tuyên truyền toàn dân phòng chống tội phạm? mà không giải thích cho họ theo quy định của pháp luật phải thế này để họ biết làm theo.
Về mặt pháp lý khi có cả người dân họ đạnh xác định được ai là chủ mưu, ai cầm đầu đánh gây ra cái chết. Vì họ là người dân họ tham gia bắt trộm? Từ bao đời nay vẫn tồn tại câu nói "Phép vua thua lệ làng".
Sau lũy tre làng yên bình vùng Lệ Thủy giờ đây sẽ rúng động sau vụ án này. Pháp luật cần có tính răn đe, nhưng cũng phải "hợp tình, hợp lý".
Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái
Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307
Trân trọng!