Danh sách mã vùng điện thoại của tất cả tỉnh thành tại Việt Nam mới nhất 2024

Chủ đề   RSS   
  • #612000 27/05/2024

    btrannguyen
    Top 150
    Lớp 7

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (547)
    Số điểm: 9353
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 176 lần


    Danh sách mã vùng điện thoại của tất cả tỉnh thành tại Việt Nam mới nhất 2024

    Mã vùng điện thoại là gì? Hiện nay 63 tỉnh thành tại Việt Nam có mã cùng mới nhất của năm 2024 là bao nhiêu? Cụ thể qua bài viết sau đây.

    Mã vùng điện thoại là gì?

    Mã vùng điện thoại được làm 2 loại, là mã vùng quốc gia và mã vùng của các tỉnh/ thành trên địa phận quốc gia đó.

    Mã vùng Việt Nam là con số định danh cho quốc gia, mã này được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, bao gồm gọi điện thoại quốc tế, đăng ký tên miền và xử lý dữ liệu. Mã quốc gia Việt Nam được Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ấn định. 

    Mã quốc gia Việt Nam hiện nay là +84, trong đó tên miền quốc gia là VN, ký hiệu theo ISO chính là VNM. Theo quy ước mã vùng này, khi gọi điện thoại về Việt Nam cần thực hiện quay số “+84 số ĐT cần liên hệ”.

    Tại nước ta, ngoài mã vùng quốc gia Việt Nam, Bộ Thông tin và truyền thông còn chia ra nhiều mã vùng khác nhau tương ứng 63 tỉnh thành trên khắp cả nước. Việc quy ước sẵn và phân chia rõ ràng mã vùng của từng địa phận trên đất nước sẽ giúp cho việc kiểm soát và thực hiện liên hệ giữa các thuê bao trở nên thuận tiện và dễ dàng.

    Danh sách mã vùng điện thoại của tất cả tỉnh thành tại Việt Nam mới nhất 2024

    STT

    Tỉnh/thành phố trên toàn quốc

    Mã vùng (chưa bao gồm số 0 ở đầu)

    Các Tỉnh Tây Bắc Bộ

    1

    Sơn La

    212

    2

    Lai Châu

    213

    3

    Lào Cai

    214

    4

    Điện Biên

    215

    5

    Yên Bái

    216

    6

    Hòa Bình

    218

    Các Tỉnh Đông Bắc Bộ

    7

    Quảng Ninh

    203

    8

    Bắc Giang

    204

    9

    Lạng Sơn

    205

    10

    Cao Bằng

    206

    11

    Tuyên Quang

    207

    12

    Thái Nguyên

    208

    13

    Bắc Kạn

    209

    14

    Phú Thọ

    210

    15

    Hà Giang

    219

    Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng

    16

    Vĩnh Phúc

    211

    17

    Hải Dương

    220

    18

    Hưng Yên

    221

    19

    Bắc Ninh

    222

    20

    Hà Nội

    24

    21

    Hải Phòng

    225

    22

    Hà Nam

    226

    23

    Thái Bình

    227

    24

    Nam Định

    228

    25

    Ninh Bình

    229

    Các Tỉnh Bắc Trung Bộ

    26

    Quảng Bình

    232

    27

    Quảng Trị

    233

    28

    Thừa Thiên – Huế

    234

    29

    Thanh Hoá

    237

    30

    Nghệ An

    238

    31

    Hà Tĩnh

    239

    Các Tỉnh Nam Trung Bộ

    32

    Quảng Nam

    235

    33

    Đà Nẵng

    236

    34

    Bình Thuận

    252

    35

    Quảng Ngãi

    255

    36

    Bình Định

    256

    37

    Phú Yên

    257

    38

    Khánh Hoà

    258

    39

    Ninh Thuận

    259

    Các Tỉnh Tây Nguyên

    40

    Kon Tum

    260

    41

    Đắc Nông

    261

    42

    Đắk Lắk

    262

    43

    Lâm Đồng

    263

    44

    Gia Lai

    269

    Các Tỉnh Vùng Đông Nam Bộ

    45

    Thành phố Hồ Chí Minh

    28

    46

    Đồng Nai

    251

    47

    Bà Rịa – Vũng Tàu

    254

    48

    Bình Phước

    271

    49

    Bình Dương

    274

    50

    Tây Ninh

    276

    Các Tỉnh Tây Nam Bộ

    51

    Vĩnh Long

    270

    52

    Long An

    272

    53

    Tiền Giang

    273

    54

    Bến Tre

    275

    55

    Đồng Tháp

    277

    56

    Cà Mau

    290

    57

    Bạc Liêu

    291

    58

    Cần Thơ

    292

    59

    Hậu Giang

    293

    60

    Trà Vinh

    294

    61

    An Giang

    296

    62

    Kiên Giang

    297

    63

    Sóc Trăng

    299

    Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông nước ta trong thời gian tới

    Theo Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể quy hoạch về cơ sở hạ tầng viễn thông như sau:

    Định hướng phát triển

    Mạng viễn thông băng rộng bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng Internet vạn vật (IoT) được tích hợp rộng rãi bảo đảm phát triển hài hòa, phục vụ tốt chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh - quốc phòng.

    Yêu cầu phát triển đến năm 2025

    - Mạng băng rộng cố định đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN) về chất lượng dịch vụ với mục tiêu phổ cập được tới tất cả các thôn, bản, bảo đảm 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu với 90% người sử dụng có thể truy nhập Internet cố định, tốc độ trung bình 200 Mb/s; 90% các tổ chức kinh tế - xã hội như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện, công sở tại khu vực thành thị có thể truy nhập Internet với tốc độ trung bình 01 Gb/s.

    - Mạng băng rộng di động đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN) về chất lượng dịch vụ, với mục tiêu tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu 40 Mb/s cho mạng 4G và 100 Mb/s cho mạng 5G; 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.

    - 100% các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo có thể truy nhập Internet với tốc độ tối thiểu 1Gb/s.

    - 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã được kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

    - Thực hiện triển khai, đầu tư thêm 2-4 tuyến cáp viễn thông quốc tế.

    - Tên miền “.vn” là thương hiệu quốc gia, đạt tối thiểu 1 triệu tên miền, chiếm tối thiểu 60% tên miền sử dụng ở Việt Nam; Việt Nam đứng thứ nhất ASEAN, thuộc nhóm 10 nước dẫn đầu Châu Á, nhóm 20 - 30 nước dẫn đầu thế giới về tên miền.

    - Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi Internet sang IPv6.

    - Hạ tầng Internet vạn vật (loT) độ trễ thấp sẵn sàng tại tất cả các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo; 100% hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị có khả năng tích hợp cảm biến và ứng dụng IoT.

    - Việt Nam thuộc nhóm 50 quốc gia dẫn đầu theo bộ chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IDl) của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).

    Yêu cầu phát triển đến năm 2030

    - Hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp bảo đảm 100% người sử dụng có khả năng truy nhập với tốc độ trên 1Gb/s.

    - Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo.

    - Phát triển thêm 4-6 tuyến cáp quang biển quốc tế.

    - Hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh số có khả năng cung cấp chương trình và các dịch vụ giá trị gia tăng có chất lượng cao tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương, các thành phố, đô thị loại I và các khu vực lân cận.

    Có thể thấy, đi cùng với thời đại chuyển đổi số, mục tiêu phát triển của nước ta cũng đã quy hoạch theo hướng đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Tạo ra một đất nước đi kịp với thời đại, không bị tụt hậu so với thế giới.

    Xem thêm: Số cấp cứu là số mấy? Danh sách số điện thoại khẩn cấp và cách gọi đúng nhất

     
    76 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận