Vừa qua, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024. Danh sách cụ thể qua bài viết sau đây.
Danh sách 582 ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư mới nhất 2024
Theo danh sách mới nhất hồi đầu tháng 10 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, có 582 ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư, cụ thể ở các ngành như sau:
Liên ngành Chăn nuôi - Thú y - Thuỷ sản: 14
Ngành Cơ học: 8
Liên ngành Cơ khí - Động lực: 29
Ngành Công nghệ thông tin: 15
Ngành Dược học: 9
Liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa: 34
Ngành Giao thông vận tải: 26
Ngành Khoa học Giáo dục: 27
Liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm: 38
Liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ: 19
Ngành Kinh tế: 104
Ngành Luật học: 9
Ngành Luyện kim: 5
Ngành Ngôn ngữ học: 9
Liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp: 22
Ngành Sinh học: 31
Liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học/Nhân học: 5
Ngành Tâm lý học: 11
Ngành Thủy lợi: 10
Ngành Toán học: 22
Liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học: 5
Liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao: 12
Ngành Vật lý: 26
Ngành Xây dựng-Kiến trúc: 20
Ngành Y học: 72
Theo đó, toàn bộ Danh sách ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư cập nhật mới nhất 2024 như sau: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/danh-sach-ung-vien-giao-su-pho-giao-su.docx
Trước đó, hồi đầu tháng 9, Hội đồng Giáo sư nhà nước công khai danh sách 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, giảm 22 ứng viên so với năm ngoái. Danh sách cũ tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/danh-sach-ung-vien-giao-su-pho-giao-su-thang-8.docx
Hội đồng Giáo sư Nhà nước được thành lập như thế nào?
Theo Điều 13 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước như sau:
- Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm: Chủ tịch; một Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; một Phó Chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học sức khỏe; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước; bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm.
- Nhiệm kỳ của Hội đồng Giáo sư nhà nước là 05 năm. Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước tham gia không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.
- Hội đồng Giáo sư nhà nước có con dấu hình quốc huy, tài khoản riêng và địa điểm làm việc riêng. Kinh phí hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hội đồng Giáo sư nhà nước có bộ phận giúp việc là Văn phòng và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước; Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành; Hội đồng giáo sư cơ sở và Văn phòng hội đồng giáo sư nhà nước.
Như vậy, Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Danh sách ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư cập nhật mới nhất 2024 như sau: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/danh-sach-ung-vien-giao-su-pho-giao-su.docx
Xem thêm:
Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024
Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? Được hưởng quyền lợi gì?