Tôi không đồng ý khi chỉ giảm được 2 bộ. Tôi đề nghị sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp lại để giảm khoảng 6 - 8 Bộ/Ngành.
- Thứ nhất, là hợp nhất Bộ Tài chính với Bộ Kế hoạch Đầu tư như đề xuất trên.
(giảm 01 Bộ)
- Thứ hai là hợp nhất ba bộ: Giao thông; Xây dựng; Tài nguyên Môi trường thành Bộ Giao thông Xây dựng và Tài nguyên (riêng mảng Môi trường tách ra nhập vào Bộ Y tế thành Bộ Y tế và Môi trường). Đây là một Bộ vừa quản lý đất đai, tài nguyên; vừa quản lý xây dựng; vừa quản lý đường sá, cầu, bến cảng, sân bay..., xe cộ... sẽ rất thuận tiện, hiệu quả và tránh chồng chéo.
(giảm thêm 02 Bộ, tổng giảm 03)
- Thứ ba là hợp nhất hai bộ: Giáo dục Đào tạo; Khoa học Công nghệ thành Bộ: Giáo dục và Nghiên cứu. Đây là sự kết hợp giữa giảng dạy với nghiên cứu và ứng dụng; muốn giảng dạy tốt thì phải nghiên cứu tốt; nghiên cứu khoa học tốt thì giảng dạy, đào tạo cho nhiều người biết, nhiều người giỏi; rồi giảng dạy, nghiên cứu phải kết hợp với ứng dụng công nghệ, ứng dụng vào thực tiên...
(giảm thêm 01 Bộ, tổng giảm 04)
- Thứ bốn là hợp nhất hai bộ: Văn hóa, Thể thao Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông thành Bộ: Văn hóa, Truyền thông và Thể thao. Mảng du lịch tách ra nhập vào Bộ Công Thương thành Bộ Công Thương và Du lịch.
(giảm thêm 01 Bộ, tổng giảm 05)
- Thứ năm, hợp nhất Thanh tra Chính phủ với Bộ Tư pháp thành:
Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ.
Bộ này sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ luật pháp của chính quyền các cấp; thanh tra, kiểm tra các địa phương việc tuân thủ Luật pháp; hỗ trợ pháp lý cho Chính phủ và Thủ tướng; hỗ trợ nhánh Tư pháp (Tòa án, Viện Kiểm sát)...
(giảm thêm 01 Bộ, tổng giảm 06)
- Thứ sáu, Hạ cấp Ủy ban Dân tộc từ Thành viên Chính phủ (Cơ quan ngang Bộ) xuống thành Cơ quan thuộc Chính phủ vì vấn đề/lĩnh vực này không bao trùm lên toàn xã hội như các Bộ/ngành khác. Điều này không nhằm giảm chính sách ưu đãi cho người dân tộc hay phân biệt với họ; vì 21 Bộ ngành kia vẫn phục vụ Tổ quốc và mọi người dân, trong đó bao gồm người dân tộc.
(giảm thêm 01 Bộ, tổng giảm 07)
- Thứ tám, xem xét tách Ngân hàng Nhà nước ra khỏi Chính phủ, đặt trực thuộc Quốc Hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội. Điều này sẽ giúp NHNN đưa ra các chính sách tiền tệ độc lập với các chính sách tài khóa của Chính phủ, trách việc Chính phủ gây thâm hụt ngân sách rồi yêu cầu NHNN hỗ trợ...
(giảm thêm 01 Bộ, tổng giảm 08)
Như vậy, sau khi sắp xếp lại như trên chỉ còn 14 Bộ/ ngành, rất tinh gọn.
Tuy nhiên để thực sự tinh gọn và hiệu quả cần mổ xẻ từng Bộ ra xem xét các Tổng cục/cục/ban/vụ/...và các đơn vị thuộc Bộ sao cho vừa tinh, vừa hiệu quả, vừa hoạt động theo từng quy trình công việc nhanh nữa.