Danh mục khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ khi KSK định kỳ

Chủ đề   RSS   
  • #602705 21/05/2023

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1977)
    Số điểm: 14184
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 314 lần


    Danh mục khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ khi KSK định kỳ

    Từ 20/05/2023, nhiều nội dung mới về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có hiệu lực áp dụng. Theo đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý để thực hiện cho đúng.

    Bổ sung thêm nội dung trong mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ

    Theo mẫu Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT có bổ sung thêm so với nội dung tại Sổ khám sức khỏe tại Thông tư 14/2013/TT-BYT:

    - Tiền sử sản phụ khoa (Đối với nữ). Trong đó có thông tin liên quan đến việc đã lập gia đình hay chưa.
    - Trong mục khám lâm sàng có thêm nội dung về Phụ sản. Nội dung theo Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữa theo Phụ lục 3B ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT.

    Việc phân loại sức khỏe trong mẫu Sổ khám sức khỏe theo quy định tại Quyết định 1613/BYT-QĐ năm 1997 ban hành Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động  hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp khám sức khỏe chuyên ngành.

    Nhiều nội dung khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ

    Cụ thể các nội dung khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ lao gồm:

    - Khám phụ khoa:

    + Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn.

    + Khám bộ phận sinh dục ngoài.

    + Khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường và Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay): Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

    + Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay): Chỉ thực hiện nếu không tiếp cận được bằng đường âm đạo hoặc bệnh cảnh cụ thể đòi hỏi phải đánh giá thêm bằng khám trực tràng. Đồng thời việc khám này phải có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

    - Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung. Việc khám theo hướng dẫn chuyên môn và chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn. 

    - Sàng lọc ung thư vú: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương vú

    - Siêu âm tử cung-phần phụ (khi có chỉ định của bác sỹ khám)

    Những nội dung nêu trên là nội dung phải thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Lưu ý là đối với nội dung siêu âm tử cung-phần phụ chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra một số nội dung khám cần phải có sự đồng ý của người lao động.

    Chi phí khám sức khỏe định kỳ có được đưa vào chi phí

    Với nội dung khám sức khỏe theo quy định mới thì phải bổ sung thêm nhiều nội dung phải thực hiện thì chi phí này do ai chi trả, là do người lao động hay người sử dụng lao động chi trả? Và nếu trong trường hợp người sử dụng lao động phải chi trả thì chi phí này có được trừ vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? Đây là vấn đề nhiều doanh nghiệp thắc mắc khi mà khám nhiều nội dung như vậy thì chi phí sẽ bị đội lên rất nhiều.
    Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 6 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động và chi phí cho hoạt động khám sức khỏe sẽ do người sử dụng lao động chi trả và chi phí này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

     

     
    546 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận