Điều 28, BLHS 1999 sửa đổi và bổ sung 2009 quy định về tội đánh bạc như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
Theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của BLHS , các hành vi đánh bạc được quy định như sau:
“1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp..
Như vậy chỉ những hành vi đánh bạc với mục đích thua bằng tiền hay hiện vật mới bị xem và hành vi đánh bạc trái phép, bị pháp luật nghiêm cấm và xử lí khi phát hiện.
Như vậy đánh bạc thua gà có bị xem là phạm pháp?
Thực tế, việc đánh bài thua gà không nhằm mục đích tiền bạc mà như một hình thức giải trí thông thường. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật , gà cũng được xem là hiện vật. Tuy nhiên, chỉ đủ căn cứ, cơ sở định tội khi con gà là vật hiện hữu trên bàn đánh bạc. Nếu gà chỉ xuất hiện trong suy nghĩ thì không được coi là hiện vật. Tức nếu những người chơi chỉ nói miệng sự hiện diện của con gà mà trên thực tế không có bất kì con gà nào thì hành vi đánh bạc này không được coi là trái pháp luật.
Hơn nữa, theo công văn 80/TANDTC-PC quy định:
“Kể từ ngày 1-7-2016, nếu hành vi đánh bạc trái phép dưới 5.000.000 đồng, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc chưa bị kết án về tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc nhưng đã được xóa án tích mới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì áp dụng quy định của BLHS năm 2015 để tuyên bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án”.
Từ những quy định trên, từ ngày 1/7/2016, những hành vi đánh bạc được thua bằng tiền hoặc hiện vật trên năm triệu đồng thì mới trái pháp luật và bị xử lí.
Hơn nữa, người vi phạm chỉ nộp phạt khi có quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi của họ. Trong pháp luật Việt Nam không hề có khái niệm “Dự nộp” mà người vi phạm chỉ có thể nộp tiền trước trong các trường hợp khắc phục và ngăn chặn thiệt hại thực tế có thể sảy ra.
Việc bắt giữ người cho đến khi hoàn tất việc “ dự nộp” là trái với quy định của pháp luật, có thể bị xử lí về tội Bắt giữ người trái phép theo quy định tại điều 123 BLHS.
Cập nhật bởi Anh_Trinh ngày 02/03/2017 10:49:22 CH