Đang mang thai có thể ly hôn không?

Chủ đề   RSS   
  • #548651 08/06/2020

    Nga677

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đang mang thai có thể ly hôn không?

    Tôi và chồng lấy nhau được 2 năm và hiện tại đã có 1 bé gái 17 tháng và tôi đang mang thai bé thứ2 5 tháng..chồng tôi thì lười làm ham chơi,nên chúng tôi hay sảy ra mâu thuẫn cãi vã,gần đây là khi tôi mang thai được 2 tháng và đang làm công ty vì chán chuyện vợ chồng nên tôi có hay nói chuyện nhắn tin cùng một người con trai khác, và chồng tôi gen và đổ cho tôi ngoại tình( tôi và người con trai đó chỉ nói chuyện nhắn tin,có mấy lần thấy tôi đi làm về đi bộ thì đưa tôi về ngoài ra chúng tôi chưa hề phát triển quan hệ gì với nhau) rồi đánh đập tôi hết lần này đến lần khác..rồi đi rêu dao xúc phạm tôi nói tôi thế này thế nọ ngoại tình,đi ăn ngủ với trai..tôi giải thích thì k nghe,hễ tôi nói là lao vào đánh tôi,rất nhiều lần cầm dao đòi giết tôi,bố mẹ chồng thấy con trai hành sử như vậy k 1 lời hỏi han còn hùa theo.."mày không như thế thì làm sao nó đánh mày" tôi câm nín k nói được lời gì chịu uất ức,khi tôi nhắc đến chuyện li hôn thì hắn ta đòi dành con k cho tôi nuôi,cứ động chạm chút là đe doạ tôi đủ kiểu,tôi muốn li hôn nhưng lại rất sợ hắn..bây giờ tôi phải làm sao ạ..

     
    1490 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nga677 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549741   23/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Trong trường hợp của bạn thì pháp luật quy định như sau:

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Điều khoản này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng còn đối với bạn (người đang mang thai) thì không bị hạn chế, bạn vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn.

    Theo lời của bạn thì chồng của bạn có hành vi đánh đập bạn, xét thấy thây đây là hành vi bạo lực gia đình, theo quy định khoản 1 Điều 56 về ly hôn theo yêu cầu một bên “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình...”. Đây sẽ là căn cứ để bạn có thể đơn phương yêu cầu ly hôn chồng bạn mà không cần chồng bạn đồng ý.

    Theo như bạn trình bày thì bạn còn 1 bé gái 17 tháng, theo quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì tại khoản 3 Điều 81 có quy định cụ thể về trường hợp con dưới 36 tháng tuổi: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Theo quy định này thì sau khi ly hôn chỉ cần bạn có đủ điều kiện để nuôi con thì bạn sẽ được tòa án giao cho quyền nuôi con nhỏ nên bạn không cần phải lo lắng.

     
    Báo quản trị |  
  • #555559   24/08/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
     
    - Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
     
    Như vậy trong trường hợp của bạn, chồng bạn đang bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đơn phương vì bạn đang mang thai. Tuy nhiên quy định này chỉ hạn chế quyền đối với người chồng. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương.
     
    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có đủ các cơ sở, căn cứ để yêu cầu ly hôn với chồng. Bạn nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương tại TAND cấp quận/huyện nơi chồng bạn đang cư trú hoặc làm việc.
     
    Về quyền nuôi con:
     
    Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
     
    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
     
    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
     
    Như vậy, con bạn 17 tháng tuổi, hiện đang được ưu tiên giao cho mẹ nuôi. Trừ trường hợp chồng bạn chứng minh bạn không đủ điều kiện để nuôi con (ví dụ như không đảm bảo về điều kiện kinh tế, có hành vi bạo lực con,...) thì Tòa án có thể xem xét giao con cho chồng bạn nuôi.
     
    Bạn cần lưu ý, khi bị chồng đánh thì trước hết bạn nên tìm cách thoát thân, tránh bị đánh đập ảnh hưởng sức khỏe mình và con. Đồng thời có thể thông báo đến công an xã/phường để được bảo vệ.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #556908   31/08/2020

    Quy định hiện chỉ hạn chế người chồng đưa ra yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ thôi chứ không có hạn chế đối với người vợ. Do đó, trường hợp này bạn vẫn có thể nộp hồ sơ ly hôn được chứ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, theo mình thì ở đây bạn cần cân nhắc thật kỹ, do một mình nuôi con là cả một vấn đề, chưa kể là có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

     

     

     

     
    Báo quản trị |