Đang là Đảng viên có được theo Đạo thiên chúa không?

Chủ đề   RSS   
  • #506518 02/11/2018

    Letho97

    Male
    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đang là Đảng viên có được theo Đạo thiên chúa không?

    T là 1 đảng viên, t muốn cưới vợ, nhưng hiện tại Cô ấy theo đạo thiên chúa, gia đình bên đấy nói tôi phải theo đạo của họ mới được cưới cô ấy !!! Vậy luật sư cho t hỏi : khi theo đạo của họ , t có bị loại đảng không ? Hoặc t có thể theo đạo của họ nhưng ko rời đảng được không ?? Nếu Theo cả 2 được thì công việc sau này của tôi khi t làm trong cơ quan có bị ảnh hưởng không ?? Cảm ơn luật sư .

     
    24353 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Letho97 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531664   28/10/2019

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn, mặt khác theo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 05 tháng 01 năm 2012 quy định về thẩm tra lý lịch người vào Đảng. Trong đó không có quy định nào cấm về việc Đảng viên kết hôn với người theo đạo công giáo.

    Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

    a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

    – Người vào Đảng.

    – Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

    b) Nội dung thẩm tra

    – Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

    – Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    c) Phương pháp thẩm tra

    – Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

    – Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

    – Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

    – Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
    [...]

     

    Ngoài ra Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định về việc kết nạp người có đạo được tham gia sinh hoạt tôn giáo. Theo đó, người có đạo có nguyện vọng vào Đảng; có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 1, Điều lệ Đảng đều được tổ chức đảng xem xét, kết nạp vào Đảng

     

    Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu đăng ký kết hôn sẽ không có vấn đề, ảnh hưởng gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #531672   28/10/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo điểm c Điều 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW về phương pháp xác minh thẩm tra như sau:

    "c) Phương pháp thẩm tra, xác minh

     
    - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
     
    Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
     
    Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
     
    - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
     
    - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
     
    - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
     
    - Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.
     
    - Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này."
    Như vậy, pháp luật không có quy định cấm Đảng viên theo Đạo, bạn cứ yên tâm.
     
    Báo quản trị |