Đăng ký nhãn mác hàng nhập khẩu

Chủ đề   RSS   
  • #395791 10/08/2015

    Đăng ký nhãn mác hàng nhập khẩu

    Công ty em chuyên nhập khẩu hàng hóa, sau đó phân phối lại trong nước. Hiện tại bên em muốn nhập hàng hóa và đóng gói chia nhỏ tại Việt Nam rồi tiếp tục phân phối lại. Xin được hỏi việc doanh nghiệp em thay đổi bao bì, và khối lượng hàng hóa so với hàng hóa nhập khẩu ban đầu thì có phải đăng ký lại nhãn mác gì hay không, và đăng ký tại cơ quan nào, thủ tục đăng ký như thế nào?. 

    XIn chân thành cám ơn

     
    2910 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #444892   06/01/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn,

    Đối với câu hỏi của bạn, tôi xin có một vài góp ý như sau:

    Theo trường hợp của bạn đưa ra thì bạn muốn đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm do người khác sản xuất, bạn cần phải đăng kí nhãn mác để tránh gây nhẫm lẫn và vi phạm hành chính.

     Khoản 2 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm do người khác sản xuất như sau:

    “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”

    Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện thì bạn có thể đăng kí nhãn mác của mình  và thay đổi khối lượng của hàng hóa. Đăng kí tại trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng của cục tại Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc qua đường bưu điện.

    Thủ tục bao gồm:

    1.      Trình tự thực hiện

    Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

    - Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

    - Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

    + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

    + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

    - Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

    - Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

    - Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

    + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

    + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

    2.      Thành phần hồ sơ

     Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;

    - Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký nhãn hộ (12 mẫu nhãn);

    - Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);

    - Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

    - Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;

    - Bản gốc Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

    - Chứng từ nộp phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

      3. Thời hạn giải quyết:

    - Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

    - Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

    - Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

     4. Lệ phí:

    - Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

    - Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

    - Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.

    - Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.

    - Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

     

    Trường hợp bạn tự ý thay đổi nhãn mác, khối lượng mà không được sự cho phép của bên sản xuất thì bị  coi là một hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ có thể xử lý về vi phạm hành chính . Cụ thể:

     Khoản 1 Điều 25 Nghị định 80/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu  chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định:

    Điều 25. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

    a) Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;

    b) Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;

    c) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;

    d) Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.

     

    Điều 15. Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu

    1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu hàng đóng gói sẵn:

    a) Không ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;

    b) Lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu công bố;

    c) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 hoặc giấy chứng nhận đã hết hiệu lực;

    d) Không thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định.”

     

    Ngoài xử phạt về hành chính thì bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng hoặc gây ra nhầm lẫn, thiệt hại cho nhà sản xuất thì phải bồi thường.

    Hi vọng rằng những ý kiến trên của tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc mắc gì thêm, bạn vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể

    Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Minh Trang

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |