Hôn nhân phải có sự tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, mục đích của việc kết hôn là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch:
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Do đó, tương tự việc kết hôn tại cơ quan nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cũng phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên nam nữ và không được phép ủy quyền cho người khác đăng ký kết hôn hộ. Ngoài ra, còn cấm hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, tảo hôn,… (Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014).