Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho lao động nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #586370 28/06/2022

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho lao động nước ngoài

    Thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (là con) của lao đông nước ngoài tại Việt Nam (diện cư trú) như nào? Những giấy tờ người nước ngoài cần nộp để thực hiện thủ tục có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?

     
    4957 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586514   28/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho lao động nước ngoài

    Trả lời vấn đề đầu tiên của bạn như sau:

    Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:

    Thứ nhất, trong trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì cá nhân tự nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng sau:

    Tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.

    Tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

    Tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) đối với những trường hợp khác.

    Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

    Tờ khai đăng ký thuế (02-1/BK-QTT-TNCN);

    Bản sao Thẻ CCCD hoặc bản sao Giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;

    Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi;

    Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

    Thứ hai, trong trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.

    Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm các văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc, cụ thể:

    Bản sao Thẻ CCCD hoặc bản sao Giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;

    Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi;

    Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

    Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế (mẫu số 20-ĐK-TH-TCT) gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    Lienkhanh83 (11/11/2023)
  • #586527   28/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho lao động nước ngoài

    Trả lời bạn về vấn đề những giấy tờ người nước ngoài cần nộp để thực hiện thủ tục có cần hợp pháp hóa lãnh sự không?

    Thứ nhất, về hồ sơ chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam để sử dụng ở nước ngoài

    Căn cứ Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP về trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao:

    1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

    a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

    b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

    c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

    d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

    đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

    e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.

    2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

    3. Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.

    4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

    5. Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.

    Thứ hai, về hồ sơ chứng nhận lãnh sự giấy tờ nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam như sau:

    Theo Điều 15 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:

    1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

    a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

    b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

    c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

    d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;

    đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

    e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện.

    2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện.

    3. Cơ quan đại diện thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài với mẫu con dấu, mẫu chữ ký, chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Cơ quan đại diện.

    4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.

    5. Trường hợp mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan và người có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực. Cơ quan đại diện đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #586644   29/06/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho lao động nước ngoài

    Hiện quy định chỉ quy định giảm trừ gia cảnh với cá nhân cư trú không phân biệt người nước ngoài hay người Việt Nam nên người nước ngoài là cá nhân cư trú được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và áp dụng quy định tính thuế thu nhập cá nhân như người Việt Nam. Cụ thể tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì hồ sơ như sau:

    "Điều 9. Các khoản giảm trừ

    Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:

    1. Giảm trừ gia cảnh

    Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:

    ...

    d) Người phụ thuộc bao gồm:

    d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

    d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

    Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.

    d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

    d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

    ...

    g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc

    g.1) Đối với con:

    g.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).

    g.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:

    g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).

    g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

    g.1.3) Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:

    g.1.3.1) Bản chụp Giấy khai sinh.

    g.1.3.2) Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.

    g.1.4) Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

    ...

    g.5) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc."

    Về ngôn ngữ trong hồ sơ, giấy tờ khi nộp cơ quan thế thì căn cứ Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:

    "Điều 85. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế

    Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

    Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.

    Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư này."

    =>> Như vậy hồ sơ giảm trừ gia cảnh phải được dịch sang tiếng Việt và không thuộc trường hợp bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định trên.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    wongeak (10/10/2023) Trangtrang217 (25/03/2024)