Dân khổ vì sự “tùy tiện” của cơ quan ban hành

Chủ đề   RSS   
  • #436177 17/09/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Dân khổ vì sự “tùy tiện” của cơ quan ban hành

    Chúng ta thường hay rỉ tai nhau cái câu “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” ý nói đến sự phong phú, phức tạp của tiếng Việt mình.

    Thật tự hào bởi tiếng Việt được cho là thứ tiếng khó học nhất trên thế giới vì sự phức tạp và phong phú của nó và đó là tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

    Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra khi trong từ điển tiếng Việt phát sinh những từ ngữ gây mâu thuẫn, nhầm lẫn cho người đọc và hiểu nó. Và càng kinh khủng hơn khi cơ quan ban hành quy định pháp luật sử dụng "tùy tiện" những từ ngữ này.

    Đơn cử như cụm từ “tải trọng”“trọng tải” – Công an Vinh bị kiện bởi vì sự nhầm lẫn của nhiều người về khái niệm của hai cụm từ này.

    Tóm tắt sự việc như sau:

    Tỉnh Nghệ An có quyết định cấm các loại xe có trọng lượng từ 4 tấn trở lên (cả xe và hàng) và ô tô khách từ 16 chỗ trở lên (trừ trừ xe du lịch; xe đưa đón cán bộ công nhân viên; lực lượng vũ trang; xe phục vụ tang lễ, cưới hỏi) hoạt động từ 6h đến 22h hàng ngày trên một số tuyến đường.

    Biển cấm như hình bên dưới:

    Sau đó, các nhà chức trách đã thực hiện cắm biển này trên các tuyến đường như quyết định nêu trên và hàng loạt chiếc xe tải bị phạt vì lỗi này. Trong đó, có ông Phan Đình Anh tài xế lái xe tải.

    Theo biển cấm này thì ông Anh cho rằng, chỉ cấm khi tổng khối lượng xe và hàng vượt quá 4 tấn, trong khi chiếc xe của ông chỉ có khối lượng 3.4 tấn và xe đang trong tình trạng không chở hàng. Do vậy không hề có vi phạm với quy định tại biển cấm, nhưng phía Công an TP. Vinh cho rằng ông Anh đã hiểu sai quy định pháp luật và kiên quyết xử phạt ông.

    Ông Anh kiên quyết đem sự việc này ra Tòa để khởi kiện.

    Chiếu theo biển báo giao thông nêu trên, đó là biển báo số 106b theo Quy chuẩn 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT có quy định: “Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.”

    Đọc quy định này, tôi và nhiều người cùng hiểu rằng, chỉ cấm khi tổng trọng lượng của xe và hàng vượt quá mức quy định, nếu tổng trọng lượng chưa tới mức cấm thì được xem là không vi phạm

    Trong khi quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 46 có khi dùng từ “chở hàng vượt quá trọng tải”, lúc thì dùng từ “xếp hàng vượt quá tải trọng”, “xe quá tải trọng”

    Liệu có sự khác nhau giữa 2 từ “trọng tải” và “tải trọng”? Tôi cũng có thử tìm các thông tin liên quan trên văn bản nhưng không thấy nêu rõ về định nghĩa khi sử dụng 2 cụm từ này hay chỉ là sự “tùy tiện” trong việc sử dụng ngôn ngữ khi ban hành văn bản?

     
    4522 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (19/09/2016) ntdieu (17/09/2016) happy_smile (17/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #436187   17/09/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Với sự hiểu biết của 1 người không học luật, tôi đứng về phía ông Phan Đình Anh. Hay ho ở chỗ là QCVN 41:2012 hiện hành vẫn còn hiệu lực, theo QCVN phiên bản này thì ông Anh đúng. Tuy nhiên với phiên bản mới QCVN 41:2016 sẽ có hiệu lực vào tháng 11/2016 thì xe ông Anh sẽ bị coi là vi phạm trên đoạn đường đó cho dù có chở hàng hay không :|

    Về các cụm từ "chở hàng vượt quá trọng tải”, “xếp hàng vượt quá tải trọng”, “xe quá tải trọng”, tôi hiểu là nói về lượng hàng hóa thực tế trên xe so với mức cho phép. Chẳng hạn với 1 chiếc xe tải loại 1 tấn, chất 1010 kg hàng lên xe sẽ là vi phạm, trong khi vẫn hợp lệ với 990 kg hàng hóa trên xe.

    Nhân tiện bạn trích dẫn quy chuẩn 41:2012, tôi lại thấy một sự tùy tiện của cơ quan soạn thảo khi lẫn lộn "trọng lượng" và "khối lượng", việc này đã được khắc phục ở phiên bản 2016, thật đáng khen

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (19/09/2016) trang_u (19/09/2016)
  • #436270   19/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    ntdieu viết:

    Với sự hiểu biết của 1 người không học luật, tôi đứng về phía ông Phan Đình Anh. Hay ho ở chỗ là QCVN 41:2012 hiện hành vẫn còn hiệu lực, theo QCVN phiên bản này thì ông Anh đúng. Tuy nhiên với phiên bản mới QCVN 41:2016 sẽ có hiệu lực vào tháng 11/2016 thì xe ông Anh sẽ bị coi là vi phạm trên đoạn đường đó cho dù có chở hàng hay không :|

    Về các cụm từ "chở hàng vượt quá trọng tải”, “xếp hàng vượt quá tải trọng”, “xe quá tải trọng”, tôi hiểu là nói về lượng hàng hóa thực tế trên xe so với mức cho phép. Chẳng hạn với 1 chiếc xe tải loại 1 tấn, chất 1010 kg hàng lên xe sẽ là vi phạm, trong khi vẫn hợp lệ với 990 kg hàng hóa trên xe.

    Nhân tiện bạn trích dẫn quy chuẩn 41:2012, tôi lại thấy một sự tùy tiện của cơ quan soạn thảo khi lẫn lộn "trọng lượng" và "khối lượng", việc này đã được khắc phục ở phiên bản 2016, thật đáng khen

    Ờ, các cụm từ "trọng tải" và "tải trọng", "khối lượng" và "trọng lượng" rồi chưa kể 1 số cụm từ khác như "hằng tháng" và "hàng tháng" và nhiều cặp từ khác cũng bị cơ quan ban hành sử dụng tùy tiện, trong khi nghĩa của nó hoàn toàn khác nhau. Hay là lại do lỗi của người đánh máy nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #436253   19/09/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Shin cũng đồng ý với bác, quy định rành rành ra đó mà, đến Quy chuẩn 41:2016/BGTVT thì có nói rõ hơn vấn đề này, nhưng tiếc là bản 2016 đến nay chưa có hiệu lực  

     
    Báo quản trị |