Dám làm dám chịu là gì? Phạm tội giết người nhưng tự thú thì có được giảm án?

Chủ đề   RSS   
  • #611990 27/05/2024

    Dám làm dám chịu là gì? Phạm tội giết người nhưng tự thú thì có được giảm án?

    Khi nói đến tinh thần trách nhiệm thì ông bà ta thường có câu: "Dám làm dám chịu". Vậy câu thành ngữ này có ý nghĩa gì?

    Dám làm dám chịu nghĩa là gì?

    "Dám làm dám chịu" là một thành ngữ xưa được ông bà ta hay dùng, câu thành ngữ này khuyên chúng ta phải tự biết chịu trách nhiệm với việc làm của bản thân dù kết quả nó có như mong đợi hay không như mong đợi của chúng ta.

    Đây là một câu thành ngữ hết sức bình thường, không mang ẩn ý như những thành ngữ, tục ngữ khác như nó thể hiện rõ được tính trách nhiệm của cá nhân.

    Việc mình là thì mình phải chịu trách nhiệm cho kết quả có được do việc của mình thực hiện dù nó có theo đúng hay không đúng ý muốn của mình.

    Người tự thú và người đầu thú sau khi phạm tội giết người có giống nhau hay không?

    “Tự thú” là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

    "Đầu thú" là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

    Như vậy, người tự thú và người đầu thú sau khi phạm tội giết người là 2 người thuộc 2 trường hợp hoàn toàn khác khau.

    Người tự thú hành vi phạm tội giết người của mình là người tự nguyện khai báo với cơ quan có thẩm quyền khi hành vi phạm tội vẫn chưa được phát hiện.

    Đối với tự thú thì người phạm tội giết người chỉ đến khai báo với cơ quan có thẩm quyền khi hành vi phạm tội của mình đã được cơ quan nhà nước hoặc người khác phát hiện.

    Hành vi tự thú sau khi phạm tội giết người thể hiện tính trách nhiệm của người phạm tội dù là cố ý hay vô ý làm chết người - "Dám làm, dám chịu".

    Người phạm tội giết người nhưng tự thú thì có được giảm án không?

    Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 người phạm tội giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

    - Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    + Giết 02 người trở lên;

    + Giết người dưới 16 tuổi;

    + Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    + Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    + Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    + Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    + Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    + Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    + Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    + Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    + Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    + Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    + Có tính chất côn đồ;

    - Có tổ chức;

    - Tái phạm nguy hiểm;

    + Vì động cơ đê hèn.

    - Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định trên thì bị phạt tù từ 07-15 năm.

    - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.

    - Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm.

    Trường hợp người phạm tội giết người ra tự thú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì căn cứ theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 đây sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ khi truy cứu trách nhiệm hình sự với người phạm tội.

    Bên cạnh đó, nếu người phạm tội giết người đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể gồm các điều kiện sau:

    - Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

    + Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    + Khi có quyết định đại xá.

    - Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

    + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

    + Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

    - Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    Tóm lại "Dám làm dám chịu" là câu thành ngữ thể hiện tính trách nhiệm của cá nhân đối với những việc mình đã làm.

    Trường hợp cá nhân vì lý do vô tình hay cố ý làm chết người thì cần phải tự thú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để chịu trách nhiệm về hành vi mình gây ra và nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

     
    122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận