Đại học và trường đại học có gì khác nhau? Việt Nam có bao nhiêu đại học?

Chủ đề   RSS   
  • #617254 09/10/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 541 lần
    SMod

    Đại học và trường đại học có gì khác nhau? Việt Nam có bao nhiêu đại học?

    Điểm khác nhau giữa Đại học và trường là gì? Việt Nam có bao nhiêu đại học? Đại học có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Đại học và trường đại học có gì khác nhau?

    Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có giải thích về đại học và trường đại học như sau:

    “2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

    3. Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.”

    Từ quy định nêu trên, có thể thấy, trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực (trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành). Đại học là 01 tổ chức giáo dục có các trường đại học thành viên. Còn trường đại học có thể là 01 cơ sở giảng dạy đại học độc lập hoặc là thành viên của một đại học vùng, chuyên cung cấp các chương trình đào tạo bậc đại học. 

    Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của đại học và trường đại học cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau:

    Trường đại học: Bao gồm:

    - Hội đồng trường.

    - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện.

    - Phòng, ban chức năng.

    - Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ.

    - Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

    - Phân hiệu (nếu có).

    - Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

    Đại học:

    - Hội đồng đại học.

    - Giám đốc/ Phó giám đốc đại học.

    - Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).

    - Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác.

    - Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

    Tuy nhiên, để đơn giản cũng có thể hiểu đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm các trường đại học.

    (2) Hiện nay có bao nhiêu Đại học?

    Trước đây, tại Việt Nam có tất cả là 07 đại học tại Việt Nam, bao gồm:

    - Đại học Quốc gia Hà Nội theo Nghị định 97-CP năm 1993

    - Đại học Quốc gia TP.HCM  theo Nghị định 16-CP năm 1995.

    - Đại học Thái Nguyên theo Nghị định 32-CP năm 1994.

    - Đại học Huế theo Nghị định 30-CP năm 1994.

    - Đại học Đà Nẵng theo Nghị định 31-CP năm 1994.

    - Đại học Bách khoa Hà Nội.

    - Đại học Kinh tế TP.HCM theo Quyết định 1146/QĐ-TTg năm 2023.

    Tuy nhiên, mới đây nhất, vào ngày 07/10/2024 tại Quyết định 1115/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân và nâng tổng số đại học tại Việt Nam hiện nay lên thành 08.

    Đại học Duy Tân hiện là cơ sở giáo dục đại học tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; và hoạt động theo quy định của pháp luật.

    Đại học Duy Tân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Duy Tân theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012 và các quy định khác có liên quan.

    Quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

    Theo đó, Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân có trách nhiệm tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Duy Tân quyết định công nhận Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Duy Tân theo quy định.

    (3) Đại học có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như sau:

    - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;

    - Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;

    - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;

    - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;

    - Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;

    - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, hiện nay, đại học có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định đã nêu trên.

     
    106 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận