Đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể

Chủ đề   RSS   
  • #464918 17/08/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể

    Theo quy định tại Điều 73 Bộ Luật lao động năm 2012: Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

    Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

    Thỏa ước lao động tập thể có các đặc điểm sau:

    Thứ nhất: Thỏa ước lao động tập thể có tính song hợp, vừa có đặc tính của một hợp đồng vừa có đặc tính của văn bản quy phạm pháp luật:

    + Tính hợp đồng thể hiện thỏa ước được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.

    + Tính quy phạm thể hiện:

    Về trình tự, thoả ước được ký kết phải tuân theo trình tự nhất định do pháp luật quy định.Về nội dung, thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị. Vì vậy, nội dung của thỏa ước thường được xây dựng dưới dạng các quy phạm, theo từng điều khoản thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động như việc làm, tiền lương….Về hiệu lực, thỏa ước có hiệu lực trong toàn bộ đơn vị sử dụng lao động. Khi đã có thỏa ước thì các bên bắt buộc phải thực hiện.

    Thứ hai: Thỏa ước lao động tập thể có tính tập thể. Tính tập thể được thể hiện:

    + Về chủ thể, một bên của thỏa ước bao giờ cũng là đại diện của tập thể lao động. Pháp luật nước ta thừa nhận tổ chức công đoàn là đại diện chính thức cho tập thể lao động trong tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước với người sử dụng lao động.

    + Về nội dung, các thỏa thuận trong thỏa ước bao giờ cũng liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tập thể lao động trong đơn vị.

    Ý nghĩa:

    Đối với người lao động:

    + Là một phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động: thông qua thỏa ước để lấy lại vị thế cân bằng với người sử dụng lao động trong thương lượng

    + Cụ thể hóa các qui định pháp luật về bảo vệ người lao động vào doanh nghiệp.

    + Đánh dấu sự thừa nhận và hiệu quả hợp đồng của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

    Đối với người sử dụng lao động:

    + Thể hiện ở vai trò phòng ngừa, hạn chế mấu thuẫn.xung đột của thỏa ước lao động.

    + Giải quyến vấn đề đang tranh chấp hoặc tiềm ẩn tranh chấp trong tương lai.

    + Dung hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    + Công cụ tổ chức quản lý lao động quan trọng của người sử dụng lao động.

     
    13757 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465069   20/08/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Phần này thấy nó sao sao ấy. Không đồng ý chút nào hết :-O

    thaonguyen27 viết:

    Ý nghĩa:

    Đối với người lao động:

    + Là một phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động: thông qua thỏa ước để lấy lại vị thế cân bằng với người sử dụng lao động trong thương lượng

    + Cụ thể hóa các qui định pháp luật về bảo vệ người lao động vào doanh nghiệp.

    + Đánh dấu sự thừa nhận và hiệu quả hợp đồng của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

    Đối với người sử dụng lao động:

    + Thể hiện ở vai trò phòng ngừa, hạn chế mấu thuẫn.xung đột của thỏa ước lao động.

    + Giải quyến vấn đề đang tranh chấp hoặc tiềm ẩn tranh chấp trong tương lai.

    + Dung hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    + Công cụ tổ chức quản lý lao động quan trọng của người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |