Đã ly hôn xong nay lại tranh chấp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #67375 08/11/2010

    anhdang1502

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đã ly hôn xong nay lại tranh chấp tài sản

    Kính chào luật sư. Mong luật sư  tư vấn giúp tôi về việc tranh chấp tài sản.
    Thưa luật sư

    Cô tôi hiện là việt kiều Mỹ, cô định cư ở Mỹ đã hơn 15 năm. Trước khi đi Mỹ cô có sở hữu một ngôi nhà (đang chờ nhà nước hóa giá). Khi cô đi thì ngôi nhà đó do con trai cô ở (đã có vợ).

    Khi nhà nước hóa giá thì con cô và vợ của anh này làm thủ tục hóa giá và giấy tờ nhà đất đứng tên hai người. Đến năm 2004 hai người này di hôn (trong đơn ly hôn không đề cập đến việc phân chia tài sản). Nay chị vợ của anh trai tôi đòi phân chia tài sản.

    1. Cô tôi hiện không có giấy tờ chứng minh nhà của cô tôi (do người bán nhà cho cô tôi không còn nữa). Nhưng mọi người xung quanh, và chính quyền địa phương có thể làm chứng đây là nhà của cô tôi. Khi cô tôi đi đinh cư bên Mỹ vẫn chưa làm thủ tục rút quốc tịch Việt Nam.

    2. Vợ chồng anh Trai con cô tôi có với nhau 2 đứa con, 1 trai trên 18 tuổi, 1 gái dưới 18 tuổi.

    Mong luật sư tư vấn giúp:

    1. Việc chị dâu tôi đòi chia tài sản có hợp lý không, vì đây không phải là tài sản của chị làm ra, đây là công sức của cô và vượn tôi, bây giờ chia cho chị chúng tôi thấy rất đau lòng

    2. Khi việc này đưa ra tòa án anh Trai tôi có khả năng thắng kiện không?

    3. Hiện gia đình cô tôi đồng ý thỏa thuận chia co chị dâu khoản 1/4 giá trị căn nhà, nhưng chị ấy không chịu chị đồi phải chia 1/2 giá trị căn nhà.

    Nếu vụ việc này đưa ra tòa, mong luật sư cho gia đình chúng tôi biết chi phí khoản bao nhiêu, và nếu gia đình chúng tôi nhờ luật sư theo vụ kiện này thì chi phí khoản bao nhiêu?

    Mong luật sư tư vấn và giúp cho gia đình chúng tôi
    Chân thành cảm ơn luật sư

     

     
    8427 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67458   08/11/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn! Theo nội dung bạn trình bày tôi xin góp một số ý như sau:

    1. Cô bạn chỉ là người thuê nhà chứ không phải là chủ sở hữu căn nhà đó,nhà nước mới là chủ sở hữu nên khi cô bạn đi xuất cảnh, cô bạn không còn bất cứ quyền gì trong căn nhà đó.

    2. Sau khi cô bạn không còn cư ngụ, người con trai được nhà nước tiếp tục ký hợp đồng thuê và sau đó làm thủ tục mua hóa giá, chính thủ tục này mới khẳng định quyền sở hữu, và cũng theo quy định chung, khi tạo lập được tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của 2 vợ chồng,

    Vì vậy giấy chủ quyền ghi tên cả 2 người ( mà dù chỉ ghi tên 1 người nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn là tài sản chung và khi giao dịch cơ quan chức năng vẫn yêu cầu cà 2 vợ chồng có mặt và ký kết ).


    3. Tuy nhiên trong trường hợp nguồn gốc căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của cô dượng bạn nhưng vì 1 lý do nào đó nhà nước quản lý, hoặc trước đây cấp cho cô dượng bạn theo 1 tiêu chuẩn nào đó thì có thể yêu cầu Tòa xem xét để giải quyết hơp tình hợp lý.

    Tất nhiên trên tất cả nếu gia đình bạn hòa giải được thì vừa không bị thiệt hại về tài sản ( án phí, chi phí tố tụng, thời gian v.v..) vừa giữ được tình cảm trong gia đình.


    4. Khi có yêu cầu mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn, bạn có thể gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và thỏa thuận ( thường thì chi phí trọn gói cho một vụ kiện từ sơ thẩm đến phúc thẩm và kết thúc việc thi hành án vào khoản 3-5 % giá trị tài sản tranh chấp) vì có rất nhiều loại chi phí tùy thuộc theo tính chất phức tạp hay đơn giản, gần xa, nhanh hay chậm v.v...

    Thân ái chào bạn !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #67545   09/11/2010

    anhdang1502
    anhdang1502

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thân chào luật sư, gia đình chúng tôi cảm ơn sự tư vấn của luật sư.
    Mong luật sư tư vấn thêm giùm gia đình tôi:

    1. Tài sản đất đai này gia đình cô tôi mua lại của một người khác, và trong vùng đó cũng rất nhiều người mua của ông này. Cô tôi có thể nhờ người làm chứng về việc này (tuy giấy tờ mua bán đã mất).

    2. Khi nhà nước cho hóa giá nhà, tiền mua nhà do cô và dượng tôi gửi từ Mỹ về (cô tôi còn giữ giấy chứng nhận gửi tiền trong thời gian đó, gửi qua dịch vụ).

    Chân thành cảm ơn luật sư

    Cập nhật bởi admin ngày 10/11/2010 08:55:00 AM sửa chính tả, tách dòng
     
    Báo quản trị |  
  • #67590   09/11/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Như đã góp ý với bạn, trong trường hợp nhà thuộc sở hữu tư nhân thì lại là vấn đề khác nhưng ở đây nhà đã do nhà nước quản lý thì nhà nước chính là chủ sở hữu (dù nguồn gốc quản lý có khác nhau), khi giải quyết cho vợ chồng người con mua hóa giá thì cơ quan quản lý nhà cũng đã xem xét các yếu tố và điều kiện liên quan để giải quyết theo quy định. Do đó việc khiếu nại về nguồn gốc khó được chấp nhận.

    Về số tiền mua hóa giá thì nếu chứng minh được việc giao nhận thì cô bạn có thể khởi kiện yêu cầu 2 vợ chồng người con thanh toán lại, tuy nhiên nếu lấy việc đó để tranh chấp quyền sở hữu nhà thì không có cơ sở vì việc được mua nhà  hóa giá là tiêu chuẩn của người đang thuê nhà nhà nước, ngoài ra khi xem xét cũng có các quy định khác như chưa có nhà, chưa từng được hóa giá, đang cư trú tại VN v.v...

    Do đó giả sử vợ chồng người con từ chối không mua thì nhà nước sẽ phân bố cho hộ khác nhưng cô bạn thì không thuộc diên được hóa giá vì đang định cư ở nước ngoài.

    Thân ái chào bạn !!!

    Cập nhật bởi admin ngày 10/11/2010 08:56:22 AM tách dòng

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #68694   16/11/2010

    anhdang1502
    anhdang1502

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính gửi luật sư

    Tôi và gia đình cảm ơn luật sư rất nhiều về những nội dung luật sư tư vấn.
    Mong luật sư tư vấn thêm giùm gia đình chúng tôi:

    1. Với những gì luật sư tư vấn, gia đình chúng tôi đồng ý chia cho chị dâu 1/2 giá trị tài sản căn nhà. Nhưng chúng tôi chia đôi căn nhà mà không quy ra tiền để trả cho chị dâu.

    Vậy xin hỏi luật sư pháp luật có cho phép phân chia như vậy không?

    2. Ngôi nhà của chúng tôi có diện tích khoản 38-39 m2, nếu chia đôi thi mỗi người sở hữu khoản 18 m2.

    Mong luật sư tư vấn cho gia đình chúng tôi.
    Cảm ơn luật sư rất nhiều.

    Cập nhật bởi admin ngày 16/11/2010 08:25:16 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #68777   16/11/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn ! Nếu trong gia đình tự thỏa thuận với nhau thì tốt, tuy nhiên trong trường hợp tài sản là nhà đất thì bạn phải tuân thủ các quy định về việc tách thửa.

    Diện tích nhà bạn chỉ vỏn vẹn chưa đến 40m2 thì không đủ điều kiện chia tách theo quy định, vì vậy chỉ có 2 cách giải quyết : 1 là cả 2 đứng tên đồng sở hữu, 2 là bán nhà chia hoặc 1 bên lấy nhà và hoàn trả tiền cho bên kia.

    Thân ái chào bạn !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #70691   27/11/2010

    anhdang1502
    anhdang1502

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào luật sư
    Gia đình cảm ơn luật sư đã tư vấn các vấn đề trên.
    Mong luật sư tư vấn thêm giúp gia đình chúng tôi:

    Hiện tại gia đình chúng tôi đã thỏa thuận được với chị Dâu của mình. Chị Dâu tôi chịu nhận tiền để nhường quyền sở hữu nhà lại cho cô tôi. Trong trường hợp này cô tôi muốn đứng tên ngôi nhà được không thưa luật sư?

    Nhà hiện nay do anh tôi và chị Dâu đứng tên, nếu chị Dâu tôi chấp nhận lấy tiền và nhượng quyền sở hữu lại thì gia đình chúng tôi cần làm những thủ tục nào thưa luật sư?

    Cô tôi đã định cư ở Mỹ lâu rồi (trên 10 năm), lúc đi chưa làm thủ tục bỏ quốc tịch việc nam, vậy cô tôi có quyền đứng tên ngôi nhà trên không thưa luật sư? Nếu được thì cần làm những thủ tục nào thưa luật sư?

    Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #70761   27/11/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Rất vui khi nhận được tin gia đình bạn đã thỏa thuận được với nhau và chấm dứt việc tranh chấp, tuy nhiên nếu cô bạn  thuộc diện được sở hữu nhà tại Việt nam thì sẽ được đứng tên chủ sở hữu ngược lại thì gia đình bạn có thể chọn phương án khác ( cô bạn nhận giá trị của căn nhà, nhờ người thân tín đứng tên giùm và có cam kết kèm theo v.v...).

    Ban có thể tham khảo các quy định đính kèm để đối chiếu. Chúc bạn và gia đình sớm giải quyết sự việc, Thân ái chào bạn !!!

    trích Luật nhà ở Luật đất đai sửa đổi 34/2009/QH12
    ...................
    Điều 1. Điều 126 của Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

    a) Người có quốc tịch Việt Nam;

    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

    Điều 2. Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #70941   29/11/2010

    anhdang1502
    anhdang1502

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào luật sư
    Chân thành cảm ơn luật sư về những tư vấn của luật sư thời gian qua.

    1.Mong luật sư có thể giải thích thêm yếu tố luật sư đã tư vấn ở trên: "...nhờ người thân tín đứng tên giùm và có cam kết kèm theo v.v...), ở đây có phải cô tôi có thể nhờ ai đó đứng tên sở hưu căn nhà trên nhưng khi quyết định mọi vấn đề về tài sản phải thông qua sự đồng ý của cô tôi?

    2.Như đã trình bày với luật sư, cô tôi đi Mỹ định cư đã lâu, nhưng khi đi và cho tới bây giờ cô tôi vẫn chưa làm bất cứ thủ tục nào để xin rút khỏi quốc tịch Việt Nam, vậy xin hỏi luật sư cô tôi có còn quốc tịch Việt Nam không? trong trường hợp này muốn biết cần hỏi thông tin ở cơ quan nào thưa luật sư?

    3.Trong trường hợp nếu cô tôi vẫn còn quốc tịch việt nam, và được lưu trú ở Việt Nam từ 3 tháng trở lên, thì cô tôi cần làm thủ tục như thế nào để được sở hữu (đứng tên sở hữu) một căn nhà ở VN?

    Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn. Kính chúc luật sư và gia đình sức khỏe và hạnh phúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #70953   29/11/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp cô bạn không thuộc diện được sỡ hữu nhà tại VN nhưng vẫn muốn giữ lại ngôi nhà thì cô bạn phải nhờ một người tin cẩn đứng tên dùm và người này sẽ làm một giấy cam kết về sự việc đó để làm bằng chứng sau này.

    Tuy nhiên việc này là lách luật ( vì không còn lựa chọn nào khác ) và sẽ có nhiều rủi ro nếu như người đứng tên dùm có ý đồ xấu ( việc này cũng thường xảy ra), dễ phát sinh tranh chấp từ các thừa kế nếu có sự cố gì xảy ra cho người đứng tên dùm, nếu bị nhà nước phát hiện thì sẽ bị xử lý v.v...

    Bạn có thể tham khảo các quy định cụ thể về điều kiện được sở hữu nhà tại VN của người VN định cư ở nước ngoài để có thể áp dụng.

    Thân ái chào bạn !!!

    trích Nghị định 71/2010/NĐ-CP
    ................

    Điều 66. Giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai phải có các giấy tờ sau đây để chứng minh về đối tượng:

    a) Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

    b) Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng dưới đây thì có quyền sở hữu (không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam) thông qua hình thức mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở hoặc được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đối với dự án tại các khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai) để người mua xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam:

    a) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

    b) Các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nhưng phải thuộc một trong các diện:

    - Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

    - Người có công đóng góp với đất nước, bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có giấy tờ chứng minh được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương,

    Huy chương, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam; của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, người là nòng cốt các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước và người có những đóng góp, giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận;

    - Nhà văn hóa, nhà khoa học, bao gồm: người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đang làm việc tại Việt Nam. Các đối tượng này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam mời về làm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của cơ quan, tổ chức mời về việc đối tượng này đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;

    - Người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề);

    - Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước.

    Đối với trường hợp có các giấy tờ do nước ngoài cấp thì phải dịch ra Tiếng Việt và có chứng nhận của cơ quan công chứng của Việt Nam.

    3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gốc Việt Nam nhưng không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này nếu có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam.

    Trường hợp đối tượng này đang có sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở; đối với nhà ở còn lại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị theo quy định tại Điều 72 của Nghị định này.

    Điều 67. Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam thì phải có một trong các giấy tờ sau đây do công an phường, xã, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp phường) nơi người đó cư trú cấp:

    a) Sổ tạm trú;

    b) Giấy tờ xác nhận về việc đăng ký tạm trú tại địa phương.

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam phải có đơn đề nghị và xuất trình hộ chiếu tại cơ quan công an cấp phường khi đề nghị cấp giấy tờ quy định tại khoản này. Trong thời hạn tối đa là ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, công an cấp phường có trách nhiệm cấp một trong các giấy tờ quy định tại khoản này cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ sau đây do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cấp:

    a) Thẻ tạm trú;

    b) Có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.

    Điều 68. Thủ tục quản lý việc sở hữu một nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

    Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu một nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải thực hiện các quy định sau đây:

    1. Trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kiểm tra thông tin về tình trạng sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam đăng trên Website của Bộ Xây dựng.

    Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không có tên trên Website của Bộ Xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận và làm thủ tục trao giấy chứng nhận cho chủ sở hữu; trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận đang có tên đăng trên Website của Bộ Xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trả lại hồ sơ và có văn bản trả lời để đương sự biết rõ lý do;

    2. Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản gửi Bộ Xây dựng thông báo các thông tin về họ tên, số hộ chiếu, nơi cấp, ngày cấp hộ chiếu của người mua, được tặng cho, được thừa kế nhà ở, địa chỉ nhà ở được cấp giấy chứng nhận, số giấy chứng nhận và ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để Bộ Xây dựng đăng tải các thông tin này trên Website của Bộ;

    3. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở quy định tại Điều này đã bán, tặng cho hoặc làm thủ tục để thừa kế nhà ở cho người khác thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản thông báo cho Bộ Xây dựng biết để xóa tên khỏi danh sách đăng trên Website của Bộ;

    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm về việc chậm thông báo hoặc không thông báo cho Bộ Xây dựng biết khi các đối tượng quy định tại Điều này có chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc chuyển quyền sở hữu nhà ở cho người khác.

    Bộ Xây dựng ban hành mẫu báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Bộ Xây dựng theo quy định tại Điều này.

    .................
    trích Luật Quốc tịch
    .........
    Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

    Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:

    1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

    2. Giấy chứng minh nhân dân;

    3. Hộ chiếu Việt Nam;

    4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

    ................
    Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

    1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

    Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

    Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam

    Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;

    2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;

    3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;

    4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;

    5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    .....................
    Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
    Điều 35. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam
    Điều 37. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
    ........................

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #72255   07/12/2010

    anhdang1502
    anhdang1502

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào luật sư
    Chân thành cảm ơn luật sư về những tư vấn của luật sư thời gian qua.
    Mong luật sư tư vấn thêm cho gia đình chúng tôi

    1. Hiện tại gia đình chúng tôi đã thỏa thuận với chị Dâu, gia đình chúng tôi sẽ lấy căn nhà và chia cho chị ấy 2 tỷ đồng. Xin hỏi luật sư, để có toàn quyền quyết định ngôi nhà này gia đình chúng tôi cần làm những thủ tục giấy tờ gì?

    Sổ chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất hiện đang đứng tên đồng sở hữu giữa anh tôi và chị dâu, chúng tôi phải làm thủ tục gì để quyền sử dụng và định đoạt ngôi nhà chỉ thuộc về gia đình chúng tôi?

    2. Trong trường hợp anh tôi và chị dâu ra ủy ban nhân dân phường để làm giấy thỏa thuận chị dâu tôi chấp nhận nhận tiền và giao quyền sở hữu ngôi nhà về cho gia đình chúng tôi, thì gia đình chúng tôi có được quyền bán hoặc sang tên căn nhà được không? hay khi có giấy thỏa thuận rồi, và  đến khi bán hoặc sang tên chủ sở hữu căn nhà phải cần có chị dâu tôi đồng ý? 

    3. Nếu gia đình chúng tôi giao toàn bộ việc này cho văn phòng luật sư lo giúp, thì chi phí cho toàn bộ công việc là bao nhiêu? Do cô tôi gần phải về Mỹ, chúng tôi mong việc nhanh chóng kết thúc và an toàn nhất cho gia đình chúng tôi.

    Mong luật sư có thể tư vấn cho gia đình chúng tôi cách làm tốt nhất có thể
    Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #72343   08/12/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Nếu gia đình bạn đã thỏa thuận với nhau về cách giải quyết thì phương thức an toàn nhất là chị dâu và người anh (chủ sở hữu hiện tại của căn nhà) phải đến cơ quan Công chứng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất căn nhà trên cho cô bạn (hoặc người được cô bạn ủy nhiệm trong trường hợp bà không đủ điều kiện đứng tên nhà tại VN).

    UBND phường xã không có chức năng chứng nhận việc ủy quyền hoặc giao quyền sở hữu, các thủ tục đó phải thực hiện tại cơ quan Công chứng. Các hình thức thỏa thuận, ủy quyền, giao quyền, cam kết v.v... có thể mất hiệu lực vì nhiều nguyên nhân, trong đó việc thay đổi ý kiến của người ùy quyền là phổ biến nhất, chỉ có hình thức chuyển nhượng là không thể thay đổi.

    Gia đình bạn có thể đến cơ quan Công chứng gần nhất để mua hồ sơ và yêu cầu hướng dẫn thủ tục, trong trường hợp bận rộn gia đình cũng có thể hợp đồng với Văn phòng Luật sư yêu cầu thực hiện dịch vụ này. Chi phí 1 hồ sơ vào khoảng 03 triệu đồng (chưa bao gồm các khoản lệ phí, thuế theo quy định).

    Thân ái chào bạn !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com