Đã ký HĐLĐ mà chuyển sang việc khác có phải ký lại hợp đồng không?

Chủ đề   RSS   
  • #603179 10/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đã ký HĐLĐ mà chuyển sang việc khác có phải ký lại hợp đồng không?

    Hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính là giao kết quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp, trong trường hợp NLĐ đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn thì khi chuyển công việc có được thỏa thuận ký lại HĐLĐ xác định thời hạn hay không?
     
    da-ky-hdld-ma-chuyen-sang-viec-khac-co-phai-ky-lai-hop-dong-khong
     
    1. Hợp đồng lao động là gì?
     
    Căn cứ Điều 13 Bộ Luật lao động 2019 giải thích HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và doanh nghiệp về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
     
    Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là HĐLĐ.
     
    Trước khi nhận NLĐ vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với NLĐ.
     
    2. Người lao động chuyển sang công việc khác có phải ký lại hợp đồng?
     
    Doanh nghiệp thỏa thuận với NLĐ chuyển sang công việc khác thì căn cứ Điều 20 Bộ Luật lao động 2019 quy định loại hợp đồng lao động như sau:
     
    - HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
     
    + HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
     
    + HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
     
    - Khi HĐLĐ xác định thời hạn mà hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
     
    + Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.
     
    + Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
     
    + Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ Luật lao động 2019.
     
    3. Giao kết hợp đồng lao động thực hiện theo nguyên tắc nào?
     
    Theo Điều 15 Bộ Luật lao động 2019 quy định các bên trong hợp đồng thỏa thuận giao kết hợp đồng theo nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:
     
    - Thứ nhất là các bên phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
     
    - Thứ hai là tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
     
    Do đó, trường hợp giao kết lại HĐLĐ do chuyển sang công việc khác thì các bên vẫn không được trái các nguyên tắc trên.
     
    4. Trường hợp nào phải chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng?
     
    Căn cứ Điều 29 Bộ Luật lao động 2019 quy định trường hợp doanh nghiệp chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ trong các trường hợp sau đây:
     
    Theo đó, khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
     
    Trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.
     
    Doanh nghiệp quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ.
     
    Khi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ quy định như trên, doanh nghiệp phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ.
     
    NLĐ chuyển sang làm công việc khác so với HĐLĐ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
     
    NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ Luật lao động 2019.
     
    Như vậy không có quy định việc chuyển NLĐ sang làm công việc khác so với hợp đồng thì bắt buộc phải ký lại HĐLĐ không thời hạn, tuy nhiên vẫn phải có văn bản chuyển người lao động sang công việc khác và phải được 2 bên đồng ý với thời hạn tối đa là 2 tháng.
     
    1566 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (24/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận