Đã giải quyết tố cáo trùng vụ việc mà công dân tiếp tục tố cáo thì giải quyết ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #604230 25/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đã giải quyết tố cáo trùng vụ việc mà công dân tiếp tục tố cáo thì giải quyết ra sao?

    Công dân bị ảnh hưởng quyền lợi của mình khi thực hiện thủ tục hành chính với thì công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức nhà nước. Vậy nếu đã giải quyết tố cáo trùng với vụ việc mà công dân đang tố cáo thì có tiếp tục giải quyết?
     
    da-giai-quyet-to-cao-trung-vu-viec-ma-cong-dan-tiep-tuc-to-cao-thi-giai-quyet-ra-sao
     
    1. Tố cáo là gì?
     
    Tố cáo là thủ tục công dân thực hiện thực quyền của mình báo cho cá nhân, tổ chức cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức đang thực hiện không đúng quy định và trách nhiệm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
     
    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
     
    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
     
    (Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018)
     
    2. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo
     
    Khi công dân có đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền thì theo Điều 5 Luật Tố cáo 2018 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo thực hiện như sau:
     
    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
     
    + Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
     
    + Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
     
    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
     
    3. Công dân nộp đơn tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì?
     
    Căn cứ Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như sau:
     
    - Người tố cáo có các quyền sau đây:
     
    + Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2018.
     
    + Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
     
    + Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
     
    + Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
     
    + Rút tố cáo;
     
    + Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
     
    + Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
     
    - Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
     
    + Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
     
    + Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
     
    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
     
    + Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
     
    + Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
     
    4. Có tiếp tục giải quyết tố cáo khi trùng nội dung tố cáo khác?
     
    Cụ thể Điều 37 Luật Tố cáo 2018 quy định việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo thực hiện như sau:
     
    - Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
     
    - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:
     
    + Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;
     
    + Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
     
    + Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Tố cáo 2018 thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này.
     
    - Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
     
    + Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;
     
    + Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;
     
    + Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.
     
    - Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
     
    + Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 Điều 37 Luật Tố cáo 2018.
     
    + Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới.
     
    + Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trước đó.
     
    + Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.
     
    Như vậy, trường hợp tố cáo trước đó đã giải quyết đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì tố cáo sau không xét lại mà sẽ gửi nội dung giải quyết tố cáo trước cho người gửi đơn. Trường hợp giải quyết không đúng thẩm quyền, không đúng quy định thì phải giải quyết tố cáo lại.
     
    816 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (26/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận