Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #452112 19/04/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    >>> Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động?

    Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    Tại Hiến pháp 2013 Khoản 2 Điều 57 có ghi nhận “ Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.” Hoặc ngay tại Bộ luật lao động 2012 Khoản 2 Điều 4 “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.”.

    Tuy nhiên, trên thực tế, dường như mọi thứ lại đi ngược với nguyên tắc đựơc ghi nhận trong Hiến pháp hay chính sách được đề cập tại Bộ luật lao động, đó là bảo vệ quá nhiều quyền lợi cho người lao động nhưng lại quên mất quyền lợi cho người sử dụng lao động, vốn là nguồn tạo công ăn, việc làm cho người lao động và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ lao động.

    Trên thế giới, tồn tại 3 quan điểm khác nhau về mối quan hệ lao động này:

    - Quan điểm 1: Ưu tiên bảo vệ giới chủ (tức là người sử dụng lao động) – áp dụng dụng đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

    - Quan điểm 2: Cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động – áp dụng đối với các nước kinh tế thị trường theo hướng dân chủ.

    - Quan điểm 3: Ưu tiên bảo vệ người lao động – áp dụng đối với các nứơc có nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam.

    Tùy quan điểm, mức độ cân bằng mối quan hệ lao động này có khác nhau và các quốc gia lựa chọn xu hướng nào sẽ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp.

    Việt Nam mình đang trong giai đoạn đang phát triển, do vậy, việc ưu tiên bảo vệ người lao động là điều tất yếu, thế nhưng, khi nền kinh tế phát triển và có chiều hướng đi lên, thì liệu rằng việc chỉ ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động có còn phù hợp không? Hay là cần phải thay đổi để tiến tới sự công bằng trong mối quan hệ nêu trên, như những gì mà trong Hiến pháp ghi nhận?.

    Bởi trên thực tế, nếu không bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động thì:

    - Họ sẽ không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động,  từ đó không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh và không giải quyết việc làm cho người lao động, dẫn đến ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước

    - Đi ngược lại xu thế chung trong quy định pháp luật lao động của các nước trên thế giới.

    - Sẽ không tạo môi trường lao động có trình độ cao và có tính kỷ luật.

    - Không có điều kiện trả lương cho người lao động cao hơn và bảo đảm cho họ được làm việc trong điều kiện tốt hơn.

    Do vậy, theo mình, việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động là cần thiết.

    Nội dung của Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động có thể bao gồm các nội dung:

    1. Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

    Theo thủ tục giải quyết tranh chấp thì phải thông qua bước hòa giải sau khi hòa giải không thành thì mới đem vụ việc ra Tòa giải quyết. Thế nhưng riêng đối với tranh chấp lao động thì không cần phải thông qua bước hòa giải mà người lao động có thể được giải quyết trực tiếp tại Tòa.

    Điều này gây rất nhiều bất lợi cho người sử dụng lao động trong vụ tranh chấp này, bởi khi xét xử vụ việc, đa phần rằng phần thắng sẽ thuộc về người lao động. Hơn nữa, người lao động lại được miễn án phí, lệ phí trong các vụ tranh chấp này. Đó là thiệt thòi lớn cho người sử dụng lao động.

    2. Quyền yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ

    Thử nhìn qua các Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hay Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95 hoặc cả Bộ luật hình sự 1999, bạn sẽ thấy việc xử lý vi phạm chủ yếu thiên hướng về người sử dụng lao động, trong khi người lao động trong nhiều trường hợp vi phạm cũng cần bị xử lý từ mức độ hành chính cho đến hình sự.

    Vì thế, nếu dự luật này được ban hành thì cũng cần thiết sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Bộ luật nêu trên.

    3. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, áp dụng phạt hợp đồng đối với NLĐ

    Theo Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị thiệt hại có thể nhìn thấy được, đánh giá được, từ đó là căn cứ để trích khấu trừ tiền lương.

    Vậy thì nếu thiệt hại không thể nhìn thấy được, đánh giá được thì người sử dụng lao động không thể được bồi thường?

    Hay về vấn đề hợp đồng trách nhiệm được để cập tại Bộ luật này, nếu có hợp đồng trách nhiệm thì thực hiện bồi thường thiệt hại theo hợp đồng này. Thế nhưng trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn về loại hợp đồng này?

    Còn nữa, xin mời các bạn cùng đóng góp ý kiến…

     
    51259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang «<23456>
Thảo luận
  • #499419   12/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mà bảo vệ NSDLĐ trong chế định hợp đồng lao động là nhu cầu tất yếu hiện nay của Việt Nam. Cần nhận thức sâu sắc những nguyên nhân này để có được định hướng tốt nhất nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Lao động năm 2012 về vấn đề này để tăng cường sự cạnh tranh của NSDLĐ Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, góp phần vào sự sự ổn định và phát triển của quan hệ lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #499567   14/08/2018

    Theo mình, trong bất kì một mối quan hệ nào cũng sẽ có bên thế mạnh và bên yếu thế. Trong hợp đồng lao động, bản chất người lao động là người yếu thế, vì có những điều khoản do người sử dụng lao động quy định sẵn và nó không có lợi cho người lao động. Và mình nghĩ không cần thiết phải có luật bảo vệ người sử dụng lao động nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500374   23/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo quan điểm của mình thì chỉ cần thêm một vài điều khoản quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động. Không cần thiết phải cho ra đời 1 Bộ luật, Luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #500396   23/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo quan điểm của mình, người lao động là người yếu thế hơn nên pháp luật có nhiều quy định thiên về bảo vệ quyền lợi người lao động hơn. Quy định pháp luật dù thiên về quyền lợi của người lao động nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi cho người sử dụng lao động.  

     
    Báo quản trị |  
  • #501744   09/09/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Mình thấy pháp luật trên thế giới, nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Philippines... đã và đang duy trì các quy định hợp lý nhằm bảo vệ NSDLĐ trong chế định hợp đồng lao động của họ, thậm chí coi đây như một yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài.

    Thế nên, việc thêm chế định bảo vệ NSDLĐ cũng là một trong những lý do mà các nhà lập pháp Việt Nam cần xem xét để bảo vệ NSDLĐ trong chế định hợp đồng lao động, để các quy định của pháp luật Việt Nam theo kịp xu hướng chung của thế giới.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #501790   10/09/2018

    zenoha
    zenoha

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình chưa hiểu lắm ai có thể tư vấn thêm giúp mình với!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #501799   10/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn zenoha chưa hiểu lắm ở nội dung nào ? và bạn muốn được tư vấn thêm chuyện gì ?

     
    Báo quản trị |  
  • #502013   13/09/2018

    Cảm ơn bài viết của chủ thớt. Theo quan điểm của mình thì người lao động vẫn yếu thế hơn một chút. Theo bài viết trên thấy rằng, trách nhiệm của người sử dụng lao động nhiều hơn và thiệt hại hơn so với người lao động. Tuy nhiên theo Bộ luật dân sự và Bộ luật lao động hiện hành, họ có thể tự bảo vệ họ trước khi xảy ra tranh chấp không đáng tiếc bằng việc thỏa thuận kỹ với người lao động trong hợp đồng lao động, ai vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Hợp đồng lao động, luật cho phép hai bên tự do thỏa thuận miễn không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Vì vậy, Hợp đồng lao động là "vũ khí" bảo vệ tốt nhất cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    MayDuong (15/09/2018)
  • #506417   31/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Mình thấy Bộ luật Lao động hiện nay cũng đã cơ bản điều chỉnh những vấn đề này, quan trọng là kiến nghị sửa đổi, bổ sung sao thêm vào BLLĐ chứ ban hành mới Luật bảo vệ người sử dụng lao động, ít lâu sau lại có đề xuất bảo vệ người lao động, vậy BLLĐ điều chỉnh nội dung gì nữa bây giờ. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #507538   14/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Theo mình thấy hiện nay luật Lao động đã bảo vệ quyền lợi người lao động là rất lớn rồi.

    Nên có thể thấy vấn đề là có luật nhưng không ÁP DỤNG  được thôi.

    Nếu muốn áp dụng thì Việt Nam cần có một CÔNG ĐOÀN độc lâp với nhà nước, được người lao động bầu lên và không chịu quản lý bởi người lao động.

    Thường mình thấy người đứng đầu công đoàn ở các nước thường là Luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #507570   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình việc ban hành một đạo luật để điều chỉnh vấn đề này là không cần thiết bởi chỉ cần điều chỉnh lại các quy định có liên quan của Bộ luật lao động 2012 là đủ. Bản thân từ "Bộ luật" được hiểu là đã bao hàm một lĩnh vực và chứa đựng nhiều chế định khác nhau.

    Cập nhật bởi tranbabinh.law ngày 15/11/2018 05:33:42 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #509031   30/11/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình cũng nghĩ giống bạn, thật ra quan hệ lao động cũng là quan hệ dân sự, xuất phát từ hai phía, hai bên cùng cố gắng để xây dựng mối quan hệ này tốt đẹp. Tuy nhiên, Bộ Luật lao động nhìn chung hầu như đứng hoàn toàn về phía người lao động, việc này không  phải là xấu nhưng ít ra cũng phải có quy định đứng về phía người sử dụng lao động nữa chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #509066   30/11/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Hiện nay Bộ luật lao động đang trong giai đoạn được sửa đổi, bổ sung nên mình nghĩ vấn đề này cũng đang được xem xét để chỉnh sửa cho hoàn thiện, bản chất của quan hệ lao động là sự thỏa thuận và pháp luật cũng sẽ điều chỉnh theo hướng bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho cả hai bên.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #509318   03/12/2018

    zenfortech
    zenfortech

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn, thông tin này giúp ích cho mình nhiều lắm

    Cập nhật bởi zenfortech ngày 03/12/2018 10:27:08 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #511358   31/12/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Theo mình thấy thì bổ sung vào quy định hiện hành thì tố hơn, chứ nếu như gì cũng tạo ra một luật riêng thì hệ thống pháp luật nước ta quá chằng chịt. Thật ra vấn đề quan trong ở đây không phải là có bao nhiêu luật mà quan trọng là người lao động và người sử dụng lao động thực hiện như thế nào. Có thể thấy quy định của pháp luật thì không hề thiếu, chỉ thiếu người thực hiện thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #517412   30/04/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy hiện nay có rất nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của người lao động, quan trọng nhất là Bộ luật lao động 2012. Tuy nhiên vấn đề ở đây là việc người sử dụng lao động có am hiểu luật để áp dụng cho doanh nghiệp của mình và người lao động biết những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình hay không. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm còn hạn chế và chưa quyết liệt, né tránh, ngại động chạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #517441   30/04/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Ở đây, trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tồn tại song song. Tuy nhiên, với việc là bên sử dụng lao động thì phía doanh nghiệp vẫn có những quyền hạn của riêng mình mà qua đó có thể làm ảnh hưởng đến người lao động. Vì vậy, Bộ Luật lao động ra đời với nội dung chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đối với người sử dụng lao động thì ngay trong Bộ Luật cũng có quy định những quyền lợi của mình, nếu doanh nghiệp làm đúng, làm đủ thì pháp luật sẽ bảo vệ họ mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #517445   30/04/2019

    Theo quan điểm của mình thì hiện tại liên quan đến pháp luật lao động thì Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn đã phần nào bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động. Có chăng liên quan đến quyền lợi của người lao động về vấn đề đình công thì nó thật sự chưa rõ ràng và cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. Đình công theo mình là một trong những quyền cần thiết nhất của người lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #518853   25/05/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    mình cũng có quan điểm khá giống quan điểm của người viết nhưng để nói cần một bộ luật chỉ dành cho việc bảo vệ quyền lợi NSDLĐ thì cá nhân mình nhận thấy không cần. Có thể thêm một chương cụ thể chi tiết trong BLLĐ hoặc một văn bản dưới luật (vd: Nghị định, Thông tư,...) để hướng dẫn là đủ.

     
    Báo quản trị |  
  • #518876   25/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Trong quan hệ lao động lúc nào NSDLĐ cũng đứng ở thế thượng phong, vì thế lúc nào luật cũng bảo vệ NLĐ hơn. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp vì quy định của luật cũng không công bằng đối với NSDLĐ, khiến các công ty cũng rơi vào trình trạng khốn đốn. Vì thế nên cũng nên quy định theo hướng có lợi hơn cho NSDLĐ.

     
    Báo quản trị |