Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #452112 19/04/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    >>> Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động?

    Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    Tại Hiến pháp 2013 Khoản 2 Điều 57 có ghi nhận “ Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.” Hoặc ngay tại Bộ luật lao động 2012 Khoản 2 Điều 4 “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.”.

    Tuy nhiên, trên thực tế, dường như mọi thứ lại đi ngược với nguyên tắc đựơc ghi nhận trong Hiến pháp hay chính sách được đề cập tại Bộ luật lao động, đó là bảo vệ quá nhiều quyền lợi cho người lao động nhưng lại quên mất quyền lợi cho người sử dụng lao động, vốn là nguồn tạo công ăn, việc làm cho người lao động và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ lao động.

    Trên thế giới, tồn tại 3 quan điểm khác nhau về mối quan hệ lao động này:

    - Quan điểm 1: Ưu tiên bảo vệ giới chủ (tức là người sử dụng lao động) – áp dụng dụng đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

    - Quan điểm 2: Cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động – áp dụng đối với các nước kinh tế thị trường theo hướng dân chủ.

    - Quan điểm 3: Ưu tiên bảo vệ người lao động – áp dụng đối với các nứơc có nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam.

    Tùy quan điểm, mức độ cân bằng mối quan hệ lao động này có khác nhau và các quốc gia lựa chọn xu hướng nào sẽ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp.

    Việt Nam mình đang trong giai đoạn đang phát triển, do vậy, việc ưu tiên bảo vệ người lao động là điều tất yếu, thế nhưng, khi nền kinh tế phát triển và có chiều hướng đi lên, thì liệu rằng việc chỉ ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động có còn phù hợp không? Hay là cần phải thay đổi để tiến tới sự công bằng trong mối quan hệ nêu trên, như những gì mà trong Hiến pháp ghi nhận?.

    Bởi trên thực tế, nếu không bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động thì:

    - Họ sẽ không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động,  từ đó không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh và không giải quyết việc làm cho người lao động, dẫn đến ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước

    - Đi ngược lại xu thế chung trong quy định pháp luật lao động của các nước trên thế giới.

    - Sẽ không tạo môi trường lao động có trình độ cao và có tính kỷ luật.

    - Không có điều kiện trả lương cho người lao động cao hơn và bảo đảm cho họ được làm việc trong điều kiện tốt hơn.

    Do vậy, theo mình, việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động là cần thiết.

    Nội dung của Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động có thể bao gồm các nội dung:

    1. Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

    Theo thủ tục giải quyết tranh chấp thì phải thông qua bước hòa giải sau khi hòa giải không thành thì mới đem vụ việc ra Tòa giải quyết. Thế nhưng riêng đối với tranh chấp lao động thì không cần phải thông qua bước hòa giải mà người lao động có thể được giải quyết trực tiếp tại Tòa.

    Điều này gây rất nhiều bất lợi cho người sử dụng lao động trong vụ tranh chấp này, bởi khi xét xử vụ việc, đa phần rằng phần thắng sẽ thuộc về người lao động. Hơn nữa, người lao động lại được miễn án phí, lệ phí trong các vụ tranh chấp này. Đó là thiệt thòi lớn cho người sử dụng lao động.

    2. Quyền yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ

    Thử nhìn qua các Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hay Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95 hoặc cả Bộ luật hình sự 1999, bạn sẽ thấy việc xử lý vi phạm chủ yếu thiên hướng về người sử dụng lao động, trong khi người lao động trong nhiều trường hợp vi phạm cũng cần bị xử lý từ mức độ hành chính cho đến hình sự.

    Vì thế, nếu dự luật này được ban hành thì cũng cần thiết sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Bộ luật nêu trên.

    3. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, áp dụng phạt hợp đồng đối với NLĐ

    Theo Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị thiệt hại có thể nhìn thấy được, đánh giá được, từ đó là căn cứ để trích khấu trừ tiền lương.

    Vậy thì nếu thiệt hại không thể nhìn thấy được, đánh giá được thì người sử dụng lao động không thể được bồi thường?

    Hay về vấn đề hợp đồng trách nhiệm được để cập tại Bộ luật này, nếu có hợp đồng trách nhiệm thì thực hiện bồi thường thiệt hại theo hợp đồng này. Thế nhưng trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn về loại hợp đồng này?

    Còn nữa, xin mời các bạn cùng đóng góp ý kiến…

     
    51274 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #474325   12/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Bộ luật lao động không chỉ đưa ra các quy định để bảo vệ quyền lợi của người lao động không thôi, mà ẩn trong đó còn có những quy định được đưa ra để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động. Do đó, theo mình nghĩ thì không nên đưa ra thêm một đạo luật nào nữa để làm rối thêm, mà nếu thấy Bộ luật lao động chưa bảo vệ được người sử dụng lao động thì cứ điều chỉnh trực tiếp trong đó thôi là đủ.

     
    Báo quản trị |  
  • #474333   12/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Theo quy định tại Điều 1 của Bộ luật lao động năm 2012, thì phạm vi điều chỉnh của bộ luật này được xác định:

    "Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động".

    Điều 2 của Bộ luật lao động năm 2012 cũng xác định rõ đối tượng áp dụng ở đây sẽ là: 

    "1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.

    2. Người sử dụng lao động.

    3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động."

    Như vậy, Bộ luật lao động được xây dựng không chỉ đưa ra các quy định để bảo vệ quyền lợi của người lao động không thôi, mà còn có những quy định để bảo vệ người sử dụng lao động nữa (nên được gọi là Bộ luật lao động chứ không gọi là bộ luật người lao động/bộ luật bảo vệ người lao động hay bộ luật người sử dụng lao động/bộ luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động). Tôi xin lấy một ví dụ để minh chứng, Bộ luật lao động không chỉ quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, mà song hành với đó tại Điều 38 Bộ luật lao động còn quy định thêm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử lao động; hay không chỉ quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, mà song song với đó pháp luật còn quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (nhằm bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động);.... Do đó, theo quan điểm của mình thì không nên đưa ra một đạo luật có tên là "Luật bảo vệ người sử dụng lao động" mà hay hơn hết nên quy định cụ thể trong Bộ luật lao động sẽ hiệu quả hơn. Có thể trong dự thảo Bộ luật lao động sắp tới, nếu có đề xuất những quy định để bảo vệ quyền người sử dụng lao động hơn, bạn nên đề xuất và pháp luật sẽ đưa ra các quy định để điều chỉnh cho hợp lý trong mối quan hệ lao động song phương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #475194   18/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Việc bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành cũng đã có quy định và dường như là cân đối so với quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp đến vấn đề lao động thì người lao động được ưu tiên hơn so người sử dụng cũng là điều dễ hiểu bởi vì người lao động là những người "thấp cổ bé họng" là tầng lớp đại đa số trong xã hội. Vì vậy theo mình không cần thiết phải có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động, sẽ tạo ra sự thiên vị, phản đối, thay vào đó hãy quy định rõ ràng, cân đối hơn về quyền lợi giữa 2 bên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #476370   29/11/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Theo mình thấy trên thực tế người lao động luôn ở thế yêu hơn người sử dụng lao động. Tuy pháp luật đã bảo vệ quyền lợi của người lao động nhưng nếu người lao động không biết áp dụng pháp luật, không biết được pháp luật bảo vệ quyền lợi. Cho nên mình nghĩ không cần thiết có pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #476572   30/11/2017

    ADMVN
    ADMVN

    Sơ sinh


    Tham gia:20/04/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo tôi, đã là luật thì phải hướng đến sự công bằng.  Việc của công đoàn là phải giúp người lao động hiểu rõ luật pháp và đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động.  Trên thực tế hiện nay, công đoàn chưa phát huy đầy đủ và đúng mức vai trò của họ trong việc hỗ trợ và bảo vệ người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #476671   30/11/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    ADMVN viết:

    Theo tôi, đã là luật thì phải hướng đến sự công bằng.  Việc của công đoàn là phải giúp người lao động hiểu rõ luật pháp và đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động.  Trên thực tế hiện nay, công đoàn chưa phát huy đầy đủ và đúng mức vai trò của họ trong việc hỗ trợ và bảo vệ người lao động.

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn ADVN là công đoàn phải là người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nhưng thự tế thì công đoàn chưa phát huy và đúng vai trò của mình bời nguyên nhân chính là công đoàn trong Cty thì ít nhiều vẫn chịu tác động từ phía Cty.

     
    Báo quản trị |  
  • #476617   30/11/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Pháp luật hiện tại không phải không bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động, bởi vì trong bộ luật lao động 2012 vẫn có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động, nhưng bị hạn chế chứ không nhiều thôi, chứ không phải là không có. Vì vậy cần phải cải thiện và nâng cao hơn quyền lợi của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #476668   30/11/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Cái tên đã nói lên tất cả rồi đó bạn, bộ luật lao động 2012 này là sinh ra để bảo vệ quyền lời người lao động trước người sử dụng lao động. Trước nhiều trường hợp người sử dụng lao động xa thải người lao động mà không có lý do chính đáng, hay bót lọt sức lao động...Nên việc đồi quyền lợi cho người sử dụng lao động thì bộ luật này cũng đã dành riêng nhiều điều quy định về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #476957   02/12/2017

    ADMVN
    ADMVN

    Sơ sinh


    Tham gia:20/04/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn danghaa,

    Công đoàn hiện nay không là một thành phần bắt buộc phải có trong doanh nghiệp, mà chỉ là được khuyến khích nên có thôi.  Từ sau khi có Luật Công đoàn 2012, tại doanh nghiệp của tôi, chẳng ai muốn tham gia công đoàn cả, vì tiền đóng quá cao, tới 1% lương đóng BHXH, và không thấy có lợi ích gì thiết thực cho họ ngoài việc tặng quà 8/3, 1/6, v.v... Tôi cũng thấy tiếc kinh phí công đoàn 2% phải nộp nên có đề nghị mọi người tham gia, nhưng không ai chịu tham gia hết thì làm sao đây?

    Vì vậy, theo ý tôi, việc buộc doanh nghiệp phải trích nộp 2% kinh phí công đoàn, bất kể họ có công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp hay không là bất hợp lý.  Bản thân công đoàn phải chứng tỏ mình là một thành phần có ích cho doanh nghiệp và người lao động để người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn và nộp đoàn phí để duy trì hoạt động của công đoàn.

    Ki'nh 

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480096   27/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Tình hình nuớc ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, lực luợng lao động đông nhưng trình độ cao chiếm tỉ lệ thấp, trong khi doanh nghiệp nuớc ngoài vào đầu tư thì nhiều. Nếu không có luật bảo vệ cho người lao động thì sẽ còn rất nhiều vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp của người lao động bị xâm phạm tiếp tục diễn ra .Vì vậy mình ủng hộ các nhà làm luật lao động để bảo vệ quyền lợi cho tất cả người lao động và doanh nghiệp.
     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #480388   29/12/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Đúng là trên thực tế luật có sự ưu ái về báo vệ quyền lợi người lao động hơn bởi họ là người làm công ăn lương, khó có tiếng nói mà chỉ có 1 bộ phận bảo vệ là công đoàn. Dù ít khi quyền lợi của người sử dụng lao động bị xâm hại nhưng không đồng nghĩa việc bảo vệ các ông chủ bị xem nhẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #481411   07/01/2018

    Theo mình bộ luật lao động hiện tại bảo về quyền lợi chủ yếu cho người lao động, nhưng trên thực tế người sử dụng lao động vẫn là chủ thể có lợi và không chịu thiệt thòi về quyền lợi của mình. Có một sô điều khoản luật lao động chưa quy định rõ ràng, tạo ra kẽ hở để người sử dụng lao động lách luật, sử dụng vì lợi ích của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #484008   31/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Cần được tư vấn

    Ad cho mình hỏi: Hiện nay, những quốc gia nào đã có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động? Mỗi quốc gia có quy định khác nhau hay sao ạ? Theo ad thì làm thế nào để đảm bảo được sự công bằng về quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động? Xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #484195   01/02/2018

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Việc có các quy định bảo vệ người lao động nhiều hơn vì dù sao họ vẫn là những người yếu thế hơn khi so vị thế với người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động. BLLĐ mong muốn người lao động không bị chèn ép và bóc lột cũng như được đảm bảo quyền lợi.

    Hay như các quy định của luật hình sự cũng thế, mặc dù là người phạm tội nhưng nhà nước luôn có chính sách khoan hồng và luôn áp dụng những điều luật có lợi cho người phạm tội. Quan điểm của các nhà làm luật là luôn bênh vực kẻ yếu thế hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #498721   05/08/2018

    Thực ra luật pháp đã có các quy định bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động như người lao động. Tuy nhiên, xét trên các khía cạnh thì người lao động yếu thế hơn bởi họ bị phụ thuộc các quyền lợi bên phía người sử dụng lao động (tiền lương, chế độ,...) nên quy định cụ thể về quyền lợi của người lao động để cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #498744   05/08/2018

    Cảm ơn bài viết hết sức bổ ích của bạn. Trong bộ luật lao động có bảo vệ quyền của người lao động và người sử dụng lao động, không phải không bảo vệ. Tuy nhiên, nguyên tắc của bộ luật lao động và các luật khác của Việt Nam là bảo vệ quyền của người yếu thế. Do đó, bảo vệ quyền lợi của người lao động như hiện nay là hợp lí. Nhưng để bảo vệ quyền một cách công bằng giữa người lao động và sử dụng lao động là rất khó. Vì cuộc sống không thể nào công bằng một cách tuyệt đối.

     
    Báo quản trị |  
  • #498755   05/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo mình nếu có thêm các quy đinh bảo vệ thì người sư rdungj lao độn thì ồng ghép vào các quy định của bộ lật lao động hoặc là thêm một chương mới chứ không cần phải an hành thêm các một luật mới.

    Một phần nhà nước quy định vậy cũng nhằm baeo vệ cho bê yếu thế trong quan hệ lao động  là người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #498762   05/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo cá nhân mình, người lao động phần nhiều vẫn yếu thế hơn người sử dụng lao động, chịu sự quản lý, sắp đặt của người sử dụng lao động thông qua các nội quy do phía họ đặt ra. Nhiều công ty còn có cái luật gọi là "luật ngầm", luật bất thành văn mà người lao động trong quá trình làm việc phải tự quan sát và tuân thủ. Chính vì vậy, việc nhà nước có phần thiên về bảo vệ người lao động là phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mydung0407 vì bài viết hữu ích
    Cherry1234 (05/08/2018)
  • #499401   12/08/2018

    Mình đông quan điểm với bạn. Vì pháp luật luôn bảo vệ người yêu thế hơn nhưng phải cso quy định công bằng. Giống như mọi người thườn lầm tưởng chỉ có nữ giới mới bị làm dụng tình dục còn nãm giới thì không. Nhung quan niệm trên hoàn toàn sai lầm bởi vì vậy khi bảo vệ người ao động thì người sử dụng lao động phải làm sao. Có người đã hỏi tôi về vấn đề trên vì có người lao động lấy lỗ hổng của luật ra làm người sử dụng lao động khốn đốn. Vì thế cần có quy định về vấn đề trên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499418   12/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mà bảo vệ NSDLĐ trong chế định hợp đồng lao động là nhu cầu tất yếu hiện nay của Việt Nam. Cần nhận thức sâu sắc những nguyên nhân này để có được định hướng tốt nhất nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Lao động năm 2012 về vấn đề này để tăng cường sự cạnh tranh của NSDLĐ Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, góp phần vào sự sự ổn định và phát triển của quan hệ lao động.

     
    Báo quản trị |