Đã có Nghị quyết 03/2020 hướng dẫn BLHS về xét xử tội phạm tham nhũng, chức vụ

Chủ đề   RSS   
  • #566613 16/01/2021

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Đã có Nghị quyết 03/2020 hướng dẫn BLHS về xét xử tội phạm tham nhũng, chức vụ

    Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP

    Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP 

    Ngày 30/12/2020, Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

    Theo đó, Nghị quyết hướng dẫn các thuật ngữ cụ thể sau:

    "Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ" là trường hợp người phạm tội đã tự mình nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ sau khi phạm tội. Cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ đối với trường hợp người phạm tội sau khi phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại ít nhất ba phân tư tài sản mà mình tham ô, nhận hối lộ.

    Đối với trường hợp trong cùng vụ án, người bị truy cứu TNHS về nhiều tội, trong đó có tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và tội khác, nhưng đã chủ động nộp lại số tài sản bằng ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ thì cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định tài sản có nguồn gốc từ tội phạm khác.

    Ví dụ: Nguyễn văn A có hành vi tham ô số tiền là 4.000.000.000 đồng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền 2.000.000.000 đồng. Sau khi A bị khởi tố, vợ của A đã chuyển nhượng nhà dất là tài sản riêng của mình để thay A nộp lại số tiền 3.000.000.000 đồng thì được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô.

    "Lập công lớn" là trường hợp người phạm tội đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác, có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là "lập công lớn" nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án.

    Ngoài ra Nghị quyết còn hướng dẫn về một số tình tiết là dấu hiệu định tội như: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, lợi ích vật chất khác, lợi ích phi vật chất, lam dung chức vụ, quyền hạn... Các tình tiết định khung hình phạt như: dùng thủ đoạn xảo quyệt hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, phạm tội 02 lần trở lên, ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức,...

    Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành từ 15/02/2021.

    Xem chi tiết tại:

    Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 16/01/2021 09:34:18 SA
     
    3777 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận