Cướp ngân hàng ở tù bao nhiêu lâu? Nếu làm chết người thì bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610681 18/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 557 lần
    SMod

    Cướp ngân hàng ở tù bao nhiêu lâu? Nếu làm chết người thì bị xử lý thế nào?

    Cướp ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Người có hành vi cướp ngân hàng sẽ ở tù bao lâu? Nếu trong quá trình cướp ngân hàng làm chết người thì người cướp sẽ bị xử lý như thế nào?

    Cướp ngân hàng ở tù bao nhiêu lâu? Nếu làm chết người thì bị xử lý thế nào?

    Theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau:

    - Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    + Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    + Làm chết người;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Như vậy, người có hành vi cướp ngân hàng tùy theo tính chất, mức độ hành vi mà sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến chung thân, đồng thời có thể bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng và quản chế, cấm cư trú 1 đến 5 năm hoặc tịch thu tài sản.

    Đồng thời, nếu chỉ mới chuẩn bị nhưng chưa thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm

    Nếu trong quá trình cướp ngân hàng làm chết người thì sẽ bị phạt tù từ 18 đến 20 năm hoặc chung thân.

    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm cướp ngân hàng

    Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

    - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    + 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    + 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

    + 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

    + 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

    - Nếu trong thời hạn quy định, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

    Trong đó, các loại tội phạm được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

    Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

    - Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

    - Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

    - Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

    - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người cướp ngân hàng sẽ được phân chia theo loại tội phạm khác nhau từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng, theo đó cũng sẽ có các thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau.

    Trong trường hợp thông thường, thời hiệu sẽ được tính từ ngày thực hiện hành vi phạm tội.

    Ví dụ: Một người cướp ngân hàng mà hành vi đó được xác định là chịu 10 năm tù thì thời hiệu sẽ là 10 năm. Vậy thời hiệu sẽ tính từ ngày người đó thực hiện hành vi cướp, nếu cơ quan chức năng không tìm ra người đó là ai mà sau khi hết 10 năm thì người này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.

    Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng đã tìm ra người đó nhưng người đó trốn và có quyết định truy nã thì sẽ bỏ qua thời gian truy nã này, thời hiệu sẽ được tính lại kể từ ngày người đó đầu thú hoặc bị bắt.

     
    332 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận