cướp hay cướp giật!

Chủ đề   RSS   
  • #98531 25/04/2011

    dangkhoa_middle

    Male
    Mầm

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2011
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    cướp hay cướp giật!

    A đang đi trên đường thì bị B giật 1 sợi dây chuyền 3 chỉ vàng 9999. A đuổi theo đến ngõ cụt, B đã rút dao tấn công B nhằm giữ cho được chiến lợi phẩm của mình.(giả sử các đk khác đều đáp ứng).
    Xin mời các bạn định tội danh trong t.h trên!
     
    5352 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #98682   26/04/2011

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    Thứ nhất B giật giây chuyền của A trong khi đang đi trên đường => hành vi của B có thể truy cứu về tội cướp giật tài sản theo điều 136 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
    Với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ là tài sản. chủ thể là B có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hậu quả là thiệt hại về tài sản cho A là dây chuyền 4 số 9 trị giá bao nhiêu đó tính theo giá thị trường.
    Hành vi cướp giật tài sản của B sau khi lấy được tài sản xong bị người bị hại phát hiện giành lại nhưng sau đó rút dao tấn công A (tức là dùng vũ lực tấn công lại nhằm chiếm đoạt cho được tài sản) => ở đây sẽ bị truy tố theo tội cướp tài sản chứ không định tội theo điểm đ, khoản 2 điều 136 nữa.
    Vậy trong trường hợp này tội danh và hình phạt của B sẽ được định theo điều 133 tội cướp tài sản:

    Điều 133.  Tội cướp tài sản 

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #98724   26/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">TBinh1508!
    Bạn đang nói đến sự chuyển hóa tội phạm từ tội "cướp giật tài sản" sang tội "cướp tài sản". Nhưng bạn có sự nhầm lẫn mất rồi.

    Việc chuyển hóa tội phạm trong trường hợp này, cũng như trong các trường hợp từ tội "trộm cắp tài sản"... sang tội "cướp tài sản" chỉ xảy ra và được ghi nhận khi tội phạm ban đầu mà người phạm tội thực hiện đang xảy ra thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự để giữ lấy hoặc giằng lại tài sản.

    Còn đối với trường hợp cụ thể này, tội "cướp giật tài sản" đã hoàn thành, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản thì bị đuổi bắt. Hành vi dùng vũ lực là nhằm mục đích để tẩu thoát. Bởi vậy nó không được coi là có sự chuyển hóa tội phạm nữa, mà đó là tình tiết định khung "hành hung để tẩu thoát" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 136 BLHS.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    TBinh1508 (26/04/2011)
  • #98730   26/04/2011

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    Thôi chết! Tôi nhầm lẫn trầm trọng quá.
    Cảm ơn bạn nhiều tôi đã hiểu mình nhầm chỗ nào rồi!
     
    Báo quản trị |