Cùng một quan hệ pháp luật hay khác

Chủ đề   RSS   
  • #12605 31/03/2009

    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Cùng một quan hệ pháp luật hay khác

    #cccccc; text-align: center;">

    #ffffff;">Năm 2005, TAND Tỉnh L.A ra bản án tuyên bà D phải trả cho bà T 400m2 đất thuộc một phần thửa 223 trong GCNQSDĐ của bà D và sau khi trả, phần còn lại tại thửa 223, GCNQSDĐ này là 1700m2 đương nhiên thuộc QSD của bà D, Bà T không còn quyền tranh chấp tại thửa này nữa.

    #ffffff;">Chính Bà T yêu cầu thi hành bản án nói trên, nhưng khi rào 400m2 được cưỡng chế giao cho, đồng thời bà T cũng rào lấn luôn 700m2 khác trong số 1700m2 của bà D. Bà D khiếu nại, UBND Xã chỉ hoà giải không thành rồi chuyển hồ sơ cho Toà Huyện, Toà này thụ lý, mở 2 phiên Toà xét xử nhưng trước sự đấu tranh quyết liệt của phía bà D, cả 2 phiên Toà đều bị tạm hoãn.

    #ffffff;">Phía bà D đã làm đơn xin TAND và VKSND Tỉnh L.A hướng dẫn cách bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Trong Công văn trả lời, cả Chánh án TAND Tỉnh lẩn Trưởng phòng hành chính - khiếu tố VKSND Tỉnh đều khẳng định tranh chấp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà và hướng dẫn cụ thể Bà D với tư cách người đã được công nhận QSDĐ có đơn yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp xử lý hành vi lấn chiếm đất trái pháp luật của bà T theo các qui định tại Nghị định 181 và 182 ngày 29/10/2004 của Chính Phủ. Chính nhờ 2 công văn này mà phía bà D mới buộc được Toà Huyện đình chỉ giải quyết vụ án nhưng bị Toà này buộc lại Bà D phải chịu 1,7 triệu chi phí đo vẽ.

    #ffffff;">Cho rằng từ đầu mình đã không đồng ý việc Toà Huyện thụ lý giải quyết lại vụ việc đã giải quyết xong nhưng Thẩm phán bỏ ngoài tai, nay phải đình chỉ thì Thẩm phán vì cố tình thụ lý sai nên phải bồi thường khoản 1,7 triệu chi phí đo vẽ nọ cho mình nên phía bà D kháng cáo phần buộc mình phải chịu 1,7 chi phí đo vẽ.

    #ffffff;">Bất ngờ TAND Tỉnh L.A lại ra Quyết định phúc thẩm huỷ toàn bộ QĐ đình chỉ của Toà Huyện, giao cho Toà này thụ lý giải quyết lại theo thủ tục chung ! Như vậy, thẩm phán chủ toạ phiên họp phúc thẩm đã “nói ngược” với Chánh án của Toà mình và Kiểm sát viên tham gia phiên họp phúc thẩm này cũng đã “nói ngược” với Trưởng phòng hành chính - Khiếu tố Viện của mình !

    #ffffff;">Trong Quyết định phúc thẩm, TAND Tỉnh L.A nhận định : #ffffff; color: #ff0000;">“ TAND Tỉnh L.A thừa nhận 1700m2 tại thửa 223 là thuộc QSD của Bà D, nay tranh chấp 700m2 tại thửa 223 tuy cùng thửa 223, cùng đương sự T và D nhưng không cùng vị trí với 400m2 trong tranh chấp lần trước nên quan hệ tranh chấp lần này không trùng với quan hệ pháp luật lần trước mà Toà đã giải quyết xong bằng bản án có hiệu lực nên tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Vì vậy………”

    #ffffff;">Chúng ta cần bàn luận :
    1-Chánh án và Thẩm phán TAND Tỉnh L.A ai đúng ?
    2-Trưởng phòng và Kiểm sát viên VKSND Tỉnh L.A ai đúng ?
    3-Xem xét toàn bộ Quyết định đình chỉ trong khi đương sự chỉ kháng cáo 1 phần trong trường hợp này là đúng hay sai ?
    4- Toà Huyện lần trước đã quyết tâm xử bằng được (để tuyên bà T thắng ! ) nhưng đã bị ngáng trở, lần này với nhận định như thế trong QĐ phúc thẩm, khả năng Toà Huyện sẽ tuyên như thế nào ?
    5- Bà D cần làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình trong lúc này ?

    Cập nhật bởi navelvu ngày 08/05/2010 10:10:49 AM
     
    34683 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #12646   06/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Kính thưa quí vị Luật sư,

    Chúng ta thống nhất gọi bản án năm 2005 là B.A 2005, quyết định đình chỉ năm 2008 là QĐ2008 và Quyết định huỷ bỏ QĐ2008 là QĐ2009, trong đó B.A2005 và QĐ2009 là có hiệu lực.

    Vấn đề cơ bản ở đây là các bạn nên cho ý kiến QĐ2009 có đúng pháp luật hay không ? Đúng hay sai cần viện dẫn căn cứ pháp luật cụ thể. Việc này tối quan trọng, bởi nó quyết định bà D chỉ phải theo đuổi các phiên Toà sắp tới hay phải đồng thời xin kháng nghị GĐT QĐ2009 kẻo hết thời hiệu.

     
    Báo quản trị |  
  • #12647   06/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Thân gởi LS Hương,
    Lập luận mới nhất của LS Hương, theo tôi có 2 điều cần xét lại :
    1- B.A2005 đã tuyên 1700m2 thuộc QSD của bà D và bà T không còn quyền tranh chấp đối với 1700m2 này, như vậy căn cứ vào B.A2005 đã đủ cơ sở để khẳng định bà T lấn chiếm 700m2 đất trong số 1700m2 của bà D.

    2- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, do đó nếu gia đình cách mạng mà vi phạm hình sự thì vẫn phải xử lý theo Luật hình sự. Không nên đưa những "thực tế hành nghề" để hiểu khác đi điều đó, bởi ở những vấn đề nhạy cảm, đôi khi thực tế và lý thuyết là không đồng nhất. Tôi nhớ mãi việc này vì đã 1 lần trong tranh luận tôi trót phát biểu theo thực tế và Anh PhanAnhCuong đã kịp thời "tuýt còi", nay làm theo anh PhanAnhCuong, tôi "tuýt còi" lại giúp LS Hương.

     
    Báo quản trị |  
  • #12648   07/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    LUẬT SƯ HƯƠNG ĐÃ TỰ MÂU THUẨN.

    Mạn phép các bác cho em có đôi lời :
    - Ngày 4/3 LS Hương có ý kiến nguyên văn như sau :"- Nếu tranh chấp trước của bà T và bà D đã bao gồm cả 700 m2 rồi thì đương nhiên đây là quan hệ pháp luật cũ, cùng một đối tượng tranh chấp nên không có cơ sở để giải quyết tiếp." Sau đó bác tranvothienthu cung cấp thêm các dữ liệu cho thấy chẳng những 700m2 này đã được B.A2005 xem xét mà còn Quyết định thuộc QSD của bà D, thế nhưng thay vì kết luận Toà không được thụ lý giải quyết lại ( như ý kiến lần 1 ) thì chả hiểu sao bác LS Hương lần này lại bảo việc bà T có lấn chiếm hay không còn phải chờ kết quả giải quyết sắp tới của Toà, tức LS Hương công nhận việc Toà tiếp tục thụ lý giải quyết lại 700m2 là đúng pháp luật. Vậy em được phép nói Bác LS Hương đã tự mâu thuẩn với chính mình.
    - Em nghĩ một khi Toà không được thụ lý để giải quyết lại theo tố tụng dân sự thì Pháp luật phải có cách nào đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà D, chả nhẽ lại bó tay ? Theo em, chỉ có mỗi cách giải quyết theo tố tụng hành chính, tới mức độ nào đó mà bà T vẫn không tuân theo để trả đất lại cho bà D thì tất phải chuyển sang tố tụng hình sự. Vì vậy em mới dự đoán LS Hương sẽ đứng về phía các LS Lãng, LS Nam....... Dự đoán của em là logich, nó chỉ sai khi LS Hương có sự thay đổi quan điểm đột ngột, mâu thuẩn. Em là nông dân, hể 1 là 1 mà 2 là 2 nên em không đưa ra lời xin lổi nào cho dự đoán của mình. Mong Bác LS Hương hiểu cho em.

     
    Báo quản trị |  
  • #12649   07/03/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trong nghề Luật sư của mình, tôi cho rằng chưa bao giờ mình mâu thuẫn với mình. Xuất phát từ chủ đề anh tranvothienthu đưa ra, tôi tranh luận trên quan điểm người đứng giữa chứ không bảo vệ cho bên nào cả bạn haivinhphuc88 ạ.
    "- Nếu tranh chấp trước của bà T và bà D đã bao gồm cả 700 m2 rồi thì đương nhiên đây là quan hệ pháp luật cũ, cùng một đối tượng tranh chấp nên không có cơ sở để giải quyết tiếp."  không phải là quan điểm của tôi mà đó là quy định của pháp luật. Điều này do tôi phân tích 1 trong 2 khả năng có thể xảy ra vì chưa biết được toàn bộ nội dung bản án 2005.
    Đợi kết quả giải quyết của Tòa án lần này đó mới là quan điểm của tôi. Do đó haivinhphuc88 cho rằng tôi tự mâu thuẫn với chính mình là chưa chính xác. Quan điểm này dựa trên việc QĐ 2009 đang có hiệu lực và cuốn theo đó là việc vụ án được đưa ra xét xử.
    Bản án 2005 hiện tại chỉ có anh tranvothienthu có, nhưng để hiểu thống nhất một bản án theo tôi anh tranvothienthu post lên cho mọi người xem, cả cái công văn giải thích án nữa. Đấy, ngay chính bản án cũng chưa rõ ràng về phán quyết của mình nên mới phải có thêm công văn giải thích án. Do đó tôi chưa vội khẳng định BA.2005 là ok có bà D. Nếu không tại sao lại có QĐ 2009
    Cái đáng bàn ở đây cần nói đến là Tòa án có mâu thuẫn hay không? BA.2005 và QĐ 2009 cả 2 cái đều đang có hiệu lực. Nếu như với những tình tiết anh tranvothienthu trình bày, nhiều người cho rằng bản án 2005 đã công nhận phần đất 700m2 đó của bà D và bà T không có quyền tranh chấp nữa. Tuy nhiên lại có cái QĐ 2009 lơ lửng trên đầu (mà điều này tôi tạm gọi Tòa cũng có cái lý của họ) làm anh ấy đang phân vân giữa việc xin kháng nghị Giám Đốc thẩm cái quyết định đó hay là tiếp tục theo đuổi vụ kiện khi được xét xử.
    Còn về vấn đề "tuýt còi" xin cám ơn anh tranvothienthu đã nhắc nhở. Nhưng anh không phủ nhận được thực tế để chuyển sang hình sự thời điểm này là chưa có hiệu quả. Có lẽ anh cũng đang tìm cánh giải quyết dứt điểm cái QD 2009 để chuẩn bị cho việc xử lý hình sự hành vi của bà T.
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #12650   07/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    THÂN GỞI LS HƯƠNG,
    1- Anh tạo nên cái topic này là để mọi người cùng thảo luận dựa vào nội dung mà anh đã trình bày, nói cách khác, đề tài là như vậy thì chúng ta cứ việc thảo luận trong phạm vi đó. Nếu công khai hoá B.A2005 kèm theo Công văn giải thích án lên đây thì anh thấy rất không nên. Tuy nhiên, không riêng mình em mà bất cứ Luật sư nào cần kiểm chứng tính thực tế của đề tài, cứ cho địa chỉ cụ thể, tranvothienthu sẽ gởi bản phô tô đến tận nơi ( gởi qua Email càng nhanh ).
    2- Là người tạo topic, anh sẽ có ý kiến trình bày quan điểm của mình sau cùng. Trước mắt, anh chỉ có thể nói rằng còn cái QĐ2009 kia thì không có cơ quan nào nhận đơn xử lý vụ việc này nữa, dù là xử lý hành chính hay hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #12651   08/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    NÔNG DÂN CHÚC MỪNG VỢ NGÀY 8/3

    Sớm mai là ngày 8/3, vậy mà ở quê em từ chiều trời đã mưa sùi sụt kéo dài đến tận tối. Em chưa biết phải tặng vợ quà gì nhân ngày quốc tế phụ nữ trong hoàn cảnh như thế thì nàng đã bỏ vào trong ngũ sớm vì mưa, thế là em đành vào buồng chúc mừng vợ bằng tất cả những gì mà em đang có tại thời điểm đó..........
    Xong nhiệm vụ thiêng liêng, em được phép lên mạng. Đọc ý kiến của Bác LS Hương, quả thật em vẫn có thể phản bác, chợt nhớ mục đích chính của Bác tranvothienthu là mổ xẻ cái QĐ2009 coi đúng hay sai chứ không phải cãi nhau chuyện vặt, thế là em thôi.
    Theo em tranh chấp đất đai thực chất là tranh chấp QSD đất, mà QSDĐ 700m2 này B.A2005 có hiệu lực đã tuyên là của bà D, vậy nay QĐ2009 buộc Toà cấp dưới phải thụ lý để ra phán quyết giữa bà D và bà T ai là người có QSD 700m2 này là thế nào ? Chả nhẽ Toà Huyện có quyền xem xét lại B.A2005 có hiệu lực của Toà Tỉnh L.A ư ? Nếu lần này Toà Huyện tuyên 700m2 thuộc QSD của bà D thì đó là "lập lại" nội dung QĐ của B.A2005, còn như tuyên 700m2 kia là của bà T thì chuyện trời long đất lỡ xảy ra : Toà Huyện dám cải sửa bản án có hiệu lực của Toà Tỉnh.
    Lại thêm, B.A2005 đã tước quyền tranh chấp của bà T đối với 700m2 này, nay QĐ2009 buộc Toà Huyện phải thụ lý giải quyết tranh chấp 700m2 giữa bà D và bà T tức QĐ2009 chả xem B.A2005 ra gì nên đã phục hồi quyền tranh chấp cho bà T.
    Đề bài bác tranvothienthu ra đến đâu, xin phép các bác em bàn đến đó.
    Bấy nhiêu lý lẻ, em có thể kết luận : QĐ2009 trái pháp luật, trước tiên và dễ nhìn thấy nhất là vi phạm điều 19 BLTTDS vì không tôn trọng B.A2005 đã có hiệu lực trước đó.
    Muộn quá rồi, em lại vào buồng.......ngũ thôi, các bác ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #12652   11/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    KÍNH THƯA TOÀN THỂ QUÍ VỊ,
    Đã mấy ngày mà không có thêm ý kiến mới, vậy tôi xin trình bày ý kiến của mình như sau :
    1/- B.A2005 đã tuyên 3 nội dung chính :
    - Buộc bà D phải trả cho bà T 400m2 thuộc 1 phần thửa 223
    - Công nhận bà D có QSD 1700m2 còn lại tại thửa 223
    -Tước quyền tranh chấp của bà T đối với 1700m2 tại thửa 223
    Như vậy, bản án có hiệu lực này đã xem xét, quyết định toàn bộ thửa 223 => quan hệ tranh chấp hiện tại có cùng đương sự ( D và T ), cùng đối tượng tranh chấp ( thửa 223 ) với quan hệ tranh chấp năm 2005 => cùng một quan hệ pháp luật.

    Đã cùng một quan hệ pháp luật và đã được B.A2005 có hiệu lực giải quyết xong thì toà không được thụ lý giải quyết lại mà phải trả đơn ( điểm c khoản 1 điều 168 BLTTDS ), nếu đã "lỡ" thụ lý thì phải đình chỉ giải quyết vụ án ( khoản 2 điều 192 BLTTDS ) => QĐ2008 đình chỉ của Toà Huyện là đúng pháp luật => QĐ2009 của Toà Tỉnh L.A vi phạm tố tụng nghiêm trọng ( ngoài việc vi phạm điều 168 và 192 vừa nêu còn vi phạm điều 19 BLTTDS vì không tôn trọng B.A2005, đặc biệt là đã phục hồi quyền tranh chấp cho bà T vốn đã bị B.A2005 tước mất ).

     
    Báo quản trị |  
  • #12653   11/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    2/- Vậy tranh chấp này là gì và thuộc thẩm quyền giải quyết của ai ?
    Theo tôi không thể xử lý hình sự bà T ngay mà phải xử lý hành chính trước. Theo qui định của Pháp luật đất đai thì việc rào lấn của bà T là hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất và thẩm quyền xử lý hành vi này thuộc về Chủ tịch UBND các cấp theo qui định tại điều 182 Nghị định 181 ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Cụ thể đây là hành vi lấn, chiếm đất trái pháp luật ( điểm b khoản 1 điều 3 và khoản 2, khoản 3 điều 4 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ - gọi tắt là NĐ182 ). Đầu tiên, khi phát hiện hành vi này, Chủ tịch UBND Xã phải cảnh cáo ( điểm a khoản 1 điều 6 NĐ182 ) bà T bằng cách lập biên bản vi phạm hành chính về sử dụng đất và yêu cầu bà T tự nguyện tháo dở hàng rào, phục hồi nguyên trạng đất cho bà D. Nếu bà T không chấp hành thì Chủ tịch Xã cho xác định mức độ hậu quả của hành vi này ( điều 8 NĐ182 ). Tuỳ vào kết quả xác định, Chủ tịch xã sẽ ra Quyết định xử phạt hoặc đề nghị cấp trên ra Quyết định xử phạt, kèm theo hình phạt bổ sung là thảo dở hàng rào, phục hồi nguyên trạng đất ( điều 10, điều 25 NĐ182 ).Khi có QĐ xử phạt này, bà T phải chấp hành trong vòng 10 ngày, quá hạn đó sẽ bị cưỡng chế ( điều 30 NĐ 182 ). Khi đã bị cưỡng chế mà bà T vẫn còn chống đối, không chấp hành thì mới bắt đầu xử lý theo tố tụng hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #12654   11/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    3/- Điều 263 BLTTDS qui định Toà phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của Quyết định có kháng cáo hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo. Ở đây bà D chỉ kháng cáo phần buộc mình phải chịu 1,7 triệu chi phí đo đạc, định giá vì cho rằng Thẩm phán cố tình thụ lý sai pháp luật thì phải bồi thường theo qui định tại điểm c khoản 2 điều 393 BLTTDS. Xét thấy phần kháng cáo này không liên quan gì tới nội dung đình chỉ giải quyết vụ án, tức Toà cấp phúc thẩm chỉ phải xem xét yêu cầu kháng cáo của bà D có đúng pháp luật hay không, nếu đúng thì ra QĐ sửa QĐ sơ thẩm ở phần bị kháng cáo, còn sai thì ra quyết định bác kháng cáo của bà D là xong. Việc Toà Tỉnh L.A ra QĐ huỷ toàn bộ QĐ của cấp Sơ thẩm khi không có kháng cáo, kháng nghị toàn bộ như vậy là vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #12655   11/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Vì những lẽ vừa nêu, tôi có cơ sở để khẳng định Ông Chánh án TAND Tỉnh L.A và Ông Trưởng phòng Tổ chức - Khiếu tố VKSND Tỉnh L.A đã giải thích, hướng dẫn đúng pháp luật.

    Tuy nhiên, vì QĐ2009 cũng có hiệu lực nên dù muốn hay không Bà D vẫn phải tiếp tục theo đuổi vụ việc tại Toà án các cấp theo trình tự giải quyết 1 vụ án dân sự. Với nội dung Nhận thấy, Xét thấy thể hiện trong QĐ2009 thì Toà sơ thẩm không thể nào tuyên 700m2 là của bà T. Vậy theo tôi, dù biết QĐ2009 vi phạm pháp luật nhưng bà D cũng không nên vội xin kháng nghị GĐT, trước mắt, Bà D phải làm mọi cách cho Toà sơ thẩm nhanh chóng xét xử trong thời hạn pháp luật qui định ( tối đa 6 tháng ), tuỳ vào kết quả xét xử này mà bà D nên hay không xin kháng nghị GĐT để huỷ QĐ2009 ( thời hiệu xin kháng nghị GĐT là 3 năm ).

    Tôi đã trình bày toàn bộ ý kiến của mình, nếu có gì không đúng thì rất mong được sự góp ý thẳng thắn của tất cả quí vị. Chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #12656   12/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    KÍNH GỞI BÁC TRANVOTHIENTHU,

    Ý kiến của bác, theo em là quá chuẩn. Tuy nhiên, theo cảm quan của em thì hình như còn có vấn đề gì đó thuộc về bản chất của vụ việc. Mạn phép bác cho em được đặt nghi vấn : bà T là ai mà dám ngang nhiên chiếm đất ? Hoặc : trên cơ sở nào mà bà T ngang nhiên chiếm đất ? Giãi mã được điều này sẽ hiểu ngay vì sao Toà quanh quẩn như thế.
    Bác là người em vừa kính trọng vừa khâm phục, em rất mong được trao đổi, học hỏi ở Bác. Kính chúc bác luôn mạnh khoẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #12657   13/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Thân gởi haivinhphuc88,
    Như tôi đã nói, bất cứ bạn nào cần, cứ cho tôi địa chỉ hoặc Email, tôi sẽ gởi những tài liệu có liên quan để các bạn tham khảo. Không muốn phổ biến địa chỉ và Email thì bạn có thể gởi tin nhắn riêng. Cảm quan của bạn là đúng, nhưng tôi không tiện trình bày rõ hơn sự việc một cách công khai. Mong bạn thông cảm.
    Cám ơn bạn đã có suy nghĩ tốt về tôi. Thân chào.

     
    Báo quản trị |  
  • #12658   16/03/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 100


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Anh Haivinhphuc88 thân mến, tôi biết khi đọc bài viết này, anh sẽ muốn...đấm vào mặt tôi, bởi khi đọc bài viết cuối của anh tôi cũng muốn làm như vậy.
      Tôi đã dừng thảo luận ở Topic này, nhưng vẫn luôn theo dõi, khi đọc bài viết của anh tôi không thể không lên tiếng.
      Đọc ý kiến cuối cùng của bác Tranvothienthu lập luận rất chắc chắn, và không thấy luật sư nào lên tiếng phản bác, và tôi cũng nghĩ rằng bác ấy đã đúng (vì bác ấy hiểu rõ nhất vụ án này), và tôi đã sai.
      Tuy nhiên khi đọc bài viết của anh tôi cảm thấy toát mồ hôi, liệu có phải chăng anh là Giáo sư của một trường đại học luật nào đó giả danh nông dân? mà dám "chấm điểm tuyết đối" một quan điểm giải quyết một tình huống pháp lý phức tạp mà trong tay anh không hề có một trang hồ sơ?
      Thưa các vị luật sư, có vị vị luật sư nào dám lên tiếng rẳng quan điểm của bác tranvothienthu là "rất chuẩn' không ạ? tôi e rằng một vị giáo sư khả kính của trường ĐHL vào topic này cũng phải kính nể anh haivinhphuc88 vì dám tuyên bố là "rất chuẩn", đến một vị chức vụ Vụ trưởng còn nói rằng "luật dân sự xử thế nào cũng được".
      Thưa anh haivinhphuc88 anh đã đưa ra một khái niệm mới, một thuật ngữ mới cho ngành luật mà tôi tra cứu từ điển cả ngày mà không thấy thuật ngữ "rất chuẩn". "rất chuẩn' nghĩa là không cần chỉnh? Tôi hiểu anh muốn nói rằng quan điểm của bác tranvothienthu là rất đúng? nhưng trong pháp luật chỉ có đúng và sai. Nếu nói "rất đúng" thì phải có "rất sai". Mà chỉ cần sai một li thôi đã thiệt hại rất lớn rồi, vì vậy chỉ cần đúng theo quy định của pháp luật thôi đã tuyệt vời rồi.
      Bác tranvothienthu khi kết thúc quan điểm của mình, cũng chưa dám chắc rằng quan điểm của mình đã rất đúng, "rất chuẩn", nên mới có câu cuối cùng:"Tôi đã trình bày toàn bộ ý kiến của mình, nếu có gì không đúng thì rất mong được sự góp ý thẳng thắn của tất cả quí vị. Chân thành cảm ơn"
     Cuối cùng xin anh hãy...đấm vào mặt tôi và sau đó cho tôi một cốc sữa bò tươi nhé. ok

     

     
    Báo quản trị |  
  • #12659   16/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thưa bác thuongluong306,
    - Em nghĩ bác là người thích nói, mỗi khi vào lawsoft mà không có chuyện gì để nói, bác vẫn cố nói lấy được, thế nên số lần bác nói sai không thua số lần nói đúng, thậm chí còn nhiều hơn. Em cố gắng đọc một số ý kiến tham luận của bác ở vài topic, giời ạ, ở đâu bác cũng bị phê bình hoặc nhẹ hoặc nặng. Chổ này bị phê là có căn cứ pháp luật đúng nhưng tranh luận yếu ớt, thiếu tự tin, chổ kia bị nhắc nhở cẩn thận ăn nói nơi có nhiều Luật sư, chổ nọ bị phê phán bắt cá hai tay, "điếu hút, điếu giắt tai".....
    - À quên, còn cái tiệm matxa gì đó của bác nữa, vui quá bác nhỉ ? Suốt ngày bác ra rả mời vào, mời vào và nếu khách là chị em thì ông chủ tiệm 28 tuổi còn độc thân hay ngồi đếm đốt ngón chân, sẽ đích thân ra tay hành sự. Bác nghĩ sao nếu em bỏ nghề nuôi bò sữa đến đầu quân tiệm của bác ? Ôi ! Đôi tay của em - người đàn ông 35 tuổi - đã cực kỳ điêu luyện trong việc "bóp vú bò sao cho ra nhiều sữa " chắc hẳn phải hơn đôi tay của bác và như thế nếu nhận em vào làm thì tiệm mátxa của bác sẽ cực kỳ ra trò đấy.
    - Sao bác lại phải nhọc công tra cứu từ điển pháp luật ? Em chỉ nói theo em thì ý kiến của bác tranvothienthu là quá chuẩn, em nào có nói theo pháp luật đâu mà bác đi tra cứu khổ sở thế. Thật tội cho bác, vì không hiểu ý của em mà phải cực thân. Nông dân bọn em là thế, hay dùng từ chuẩn hoặc không chuẩn để thay cho từ đúng, sai, bác cao siêu thì bác dùng từ hàn lâm, bác học, còn em nông dân thì em dùng từ nông dân. Em không giận bác, càng không muốn đấm vào mặt bác bởi bác là người hay bị người khác phê bình về nội dung phát biểu.
    - Em nhớ cố Chánh án TAND tối cao Trịnh Hồng Dương có câu nói nổi tiếng " Án dân sự xử sao cũng được". Còn câu mà bác cho là của Ông Vụ trưởng nào đó thì đây là lần đầu tiên em mới nghe.
    - Văn là người nên em không giới thiệu nhiều về mình. Trong xã hội hiện tại nếu có giáo sư xài bằng đểu thì cũng có nông dân xài bằng thật. Bác cứ tâm niệm như thế mà đừng khinh nông dân bọn em nhé.
    - Lawsoft với những MOD như bác thì phần Luật ngày càng vắng vẻ, đìu hiu, nhường chổ cho phần ngoài luật ( yêu, matxa....) thậm chí trái luật ( yêu kiểu bắt cá hai tay) ngày thêm sôi động.

     
    Báo quản trị |  
  • #12660   16/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Gởi thuongluong306 và haivinhphuc88,
    Tôn trọng cả hai nên tôi để mỗi người 1 bài. Nếu từ đây mà bên nào còn viết bài không ăn nhập gì tới nội dung topic của tôi nhưng lại có nội dung cãi nhau ở đây là tôi sẽ dùng quyền của SMOD xoá ngay. Các bạn cần góp ý với nhau thì qua chuyên mục đóng góp ý kiến, vấn đề tế nhị thì nên nhắn tin riêng và bất cứ trường hợp nào cũng phải sử dụng từ ngữ cho phù hợp, các bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #12661   16/03/2009

    luatminhtriet
    luatminhtriet

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2008
    Tổng số bài viết (87)
    Số điểm: 458
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    cần hồ sơ tài liệu cụ thể để nghiên cứu trước khi đưa ra khẳng định cuối cùng.

    Kính chào diễn đàn !

     

    Hôm nay, tôi mới đi công  tác Gia Lai về nên mới đọc bài viết của anh TranVoThienThu, anh ThuongLuong306 và nhiều quan điểm khác nữa về vụ việc. Thực sự, cảm nhận đầu tiên của cá nhân tôi về anh TranVoThienThu và bài viết tạm kết luận quan điểm của anh thì thấy anh là người am hiểu sâu sắc pháp luật. Với bản thân tôi có một nguyên tắc là mỗi quan điểm đưa ra trong tranh luận, bài viết hay bài báo tôi đều nghiên cứu kỹ các tài liệu mình có và có thể có để đưa ra quan điểm, cách giải quyết vụ việc đúng đắn nhất, tôi thấy nhiều bài viết đưa ra diễn đàn tình huống tranh luận nhưng đa phần đều không thể đưa tình tiết đầy đủ và hồ sơ xác thực lên để mọi người cùng đánh giá và có quan điểm đúng nhất (anh TranVoThienThu đã nêu là không thể đưa hồ sơ cụ thể, chi tiết vì đây là vụ việc thực, đang trong quá trình giải quyết và nếu ai có nhu cầu thì cho địa chỉ để anh gửi – Trường hợp này, (nếu có thể) tôi xin đề nghị và mong anh TranVoThienThu gửi bộ hồ sơ đầy đủ để có thể trao đổi cụ thể, rõ ràng vụ việc này ).

     

    Về bài viết của anh TranVoThienThu (Từ bài viết trước tôi đã và không bàn đến phần 1, phần 3 của anh TranVoThienThu nêu mà chỉ bàn đến phần 2 - vì quan điểm của tôi là cần xác định được quan hệ pháp luật cần giải quyết (hình sự hay dân sự ? ) sau đó mới chỉ rõ các văn bản, quy định luật nào cần áp dụng để giải quyết),  do vậy, tôi xin bày tỏ quan điểm về Phần 2/- Vậy tranh chấp này là gì và thuộc thẩm quyền giải quyết của ai ?
     của anh TranVoThienThu  để mọi người cùng xem xét như sau:

     

    1. Trong mọi trường hợp không phải bao giờ cũng xử lý hình sự, bởi nếu xử lý hình sự hết thì vô hình trung sẽ có nhiều trường hợp chỉ là tranh chấp dân sự sẽ bị thành hình sự hóa.
    2. Trong mọi trường hợp không phải bao giờ cũng xử lý dân sự, tuy nhiên, luật và các cơ quan nhà nước, ngay cả các bên tham gia cũng đều mong muốn vì bản chất dân sự là thỏa thuận và việc thỏa thuận thì được hiểu là thống nhất, được hiểu là có lợi nhất cho các bên. Do đó, đôi khi việc Hình sự nhưng được các bên biến thành dân sự (Bản thân tôi, nếu là người đại diện quyền lợi của bên nào thì cũng muốn các bên đạt được thỏa thuận thống nhất và tôi đánh giá đó là thỏa thuận có lợi nhất cho thân chủ mình !).
    3. Bài viết của anh TranVoThienThu là bài viết đúng nhưng tôi e chưa đủ, vì Bài viết đã khẳng định từ đầu là không xử lý được bằng hình sự ngay mà phải xử phạt hành chính trước, rồi mới áp dụng hình sự nếu vẫn có hành vi vi phạm của các bên liên quan. Và sau đó viện dẫn các quy định pháp luật đất đai để chứng minh là theo quy định pháp luật đó là tranh chấp đất đai và phải áp dụng các văn bản hướng dẫn tranh chấp đất đai để giải quyết. Tôi cho rằng mấu chốt vấn đề ở đây là có căn cứ nào để khẳng định hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép của Bà T có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hình sự không trước khi đưa ra cách giải quyết bằng hành chính, dân sự như anh TranVoThienThu đã khẳng định ?
    4. Từ quan điểm trên, tôi xin “đi lệch” một chút để phân tích các quy định mà anh TranVoThienThu đã viện dẫn từ Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết việc hành vi vi phạm của Bà T mà theo anh là cần xử lý hành chính rồi mới hình sự (nếu có ) để mọi người cùng đánh giá:

    - Điều 1. NĐ 182 Phạm vi điều chỉnh thì có quy định rõ: “Nghị định này quy định về xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” và “Vi phạm hành cíhnh trong lĩnh vực đất đai quy định trong Nghị định này là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”;

    - Khoản 2 Điều 2 NĐ 182 quy định rõ về đối tượng áp dụng thì khẳng định “trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh của pháp luật ”.

    - Khoản 3 Điều 28 NĐ 182 nêu rõ:  “Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền mà không được giữ lại để xử phạt hành chính. Trường hợp đã ra quyết định hành xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền giải quyết.”

     

    => Như vậy, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 182 nêu rõ không áp dụng đối với hành vi là tội phạm và nếu là tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không được xử phạt hành chính, ngay cả đã xử phạt mà phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì cũng phải xử lý hình sự. Vậy, hành vi bà T có phải hành vi phạm tội hay chỉ là vi phạm hành chính ? Để làm rõ được điều này thì cần đánh giá trên cơ sở hồ sơ chi tiết và tình hình cụ thể để quyết định. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì các hành vi xâm phạm sở hữu sau có thể bị xử lý hình sự:

    “ Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

    1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản

    1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”.

     

    Nếu theo các quy định của Bộ luật hình sự nêu trên thì chỉ cần có hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng đến 200 triệu đồng (Điều 141 BLHS 1999) và sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 142 BLHS 1999) mà không cần tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” đã bị coi là phạm vào tội được quy định tại Điều 141, 142 Bộ Luật hình sự. - Điều cần khẳng định ở đây là bà T có phải là người cố tình chiếm giữ đất mà mình được giao nhầm, tìm được, bắt được hoặc sử dụng trái phép tài sản của bà D mà tài sản đó có giá trị hơn 50 triệu đồng lại gây hậu quả nghiêm trọng hay không mà thôi ?

    Lưu ý. Được coi là gây hậu quả nghiêm trọng nếu gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an ninh, gây hoang mang cho nhân dân trong địa phương nhất định

    Từ quan điểm và căn cứ nêu trên, thiết nghĩ nếu chưa có đầy đủ hồ sơ và các tài liệu nêu rõ tình tiết cụ thể của trường hợp đang bàn luận thì chưa thể khẳng định là chỉ giải quyết bằng dân sự hay phạt hành chính trước rồi mới xử lý theo hình sự như nội dung bài viết của anh TranVoThienThu được.

     

    Hiện nay, tôi cũng đang giải quyết hai trường hợp có những nét khá giống như trường hợp anh TranVoThienThu nêu ra. Một trường hợp chúng tôi đã họp liên ngành ( Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an…) và đều thống nhất xử lý hình sự nếu không chịu bàn giao và khôi phục lại nguyên trạng ban đầu của tài sản. Một trường hợp khác thì hành vi phạm tội đã rõ hơn nên đang được triển khai theo hướng hình sự để “răn đe” một số cá nhân liên quan.

     

    Trên đây là quan điểm cá nhân tôi về vụ việc mà anh TranVoThienThu nêu ra, rất mong được diễn đàn góp ý.

     

    Trân trọng !

    Luật sư Phan Văn Lãng.

     
    Báo quản trị |  
  • #12662   17/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Kính gởi : Luật sư Phan Văn Lãng,

    Xin cảm ơn LS Lãng đã tiếp tục có ý kiến, xin Luật sư nhắn tin riêng cho biết địa chỉ Email để tôi gởi hồ sơ vụ án cho Luật sư nghiên cứu và có ý kiến thật cụ thể, rõ ràng. Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #12663   22/03/2009

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    TranVoThienThu viết:

    Giả sử ý kiến của Thuongluong306 là đúng thì việc lần này Toà sơ thẩm sẽ tuyên 700m2 đất đó là của bà D và buộc bà T phải trả lại cho bà D có "lập lại" án đã tuyên và có hiệu lực từ 2005 của TAND Tỉnh L.A không ? ( Bản án này đã tuyên 1700m2 tại thửa 223 đương nhiên thuộc QSD của bà D và bà T không còn quyền tranh chấp ! ). Hoá ra các cấp Toà rảnh và hoang phí tới nổi năm nay tuyên rồi, 5 năm sau tuyên lại cùng một nội dung ? Bản án có hiệu lực nếu không bị kháng nghị GĐT thì có hiệu lực vĩnh viễn kia mà !

    Thuongluong306 và các bạn thấy thế nào ?


    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Thuongluong306. Rõ ràng trong trường hợp này bà D đã có bản án năm 2005 đã có hiệu lực nên thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này là TAND căn cứ theo quy định tại Khoản 1 điều 136 Luật đất đai năm 2003.
    Về thắc mắc của bạn Tranvothienthu, thì tôi nghĩ không chính xác lắm. Bản án năm 2005 chỉ có ý nghĩa giải quyết vấn đề đối với vụ tranh chấp 400m2 đất mà thôi. Nó hoàn toàn không có ý nghĩa và vai trò trong việc hạn chế, ngăn chặn hoặc thậm chí là tước đi quyền khởi kiện của chính các bên trong vụ án năm 2005 đối với những tranh chấp mới phát sinh sau khi bản án đã được thi hành. Khi có tranh chấp mới đối với cùng thửa đất đã được bản án năm 2005 xét xử thì nếu đáp ứng các điều kiện để thụ lý vụ án mới thì các tòa án phải thụ lý và xét xử như thường. Vậy bản án năm 2005 có ý nghĩa gì trong vụ án mới này? Trong vụ án mới này bản án năm 2005 sẽ có vai trò là căn cứ pháp lý để HĐXX tuyên bản án mới. Vì bản án năm 2005 đã được thi hành (đã có hiệu lực) và không bị kháng cáo, kháng nghị gì thì HĐXX chỉ việc căn cứ vào đó mà ra bản án mới. Vì thế trong trường hợp này tôi tin chắc bà D sẽ đòi lại được 700m2 đất đã bị rào lấn.
     
    Báo quản trị |  
  • #12664   22/03/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo tôi, phải phân biệt thế nào là tranh chấp đất đai và thế nào là hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất. Nếu một mảnh đất mà A có giấy tờ về QSD, B cũng có giấy tờ tương tự và phát sinh tranh chấp thì đó là tranh chấp đất đai. Còn một bên có giấy tờ về QSDĐ còn một bên không có gì cả lại nhảy bổ vào chiếm thì hành vi này nhẹ gọi là hành vi vi phạm hành chính về SDĐ, còn nặng là cướp đoạt tài sản hợp pháp của công dân. Trường hợp này bà D có GCNQSDĐ, có B.A2005 và Q.Đ2009 tái công nhận 700m2 đất là của mình, trong khi bà T không có bất kỳ một chứng cứ gì chứng minh 700m2 này là của bà ta  => Bà T hoặc có hành vi vi phạm hành chính về SDĐ hoặc cố tình cướp đoạt tài sản hợp pháp của bà D.

    B.A2005 là bản án có hiệu lực, theo luật định thì tất cả các tình tiết, sự kiện, số liệu thể hiện trong bản án này không phải chứng minh lại và tất cả các cá nhân, tổ chức, cơ quan có bổn phận phải chấp hành, thực hiện vô điều kiện kể cả khi bản án này sai nhưng không có quyết định huỷ từ cấp GĐT. Vì thế, không thể xem B.A2005 chỉ có ý nghĩa giải quyết đối với 400m2 khi nội dung quyết định của nó bao gồm cả việc tuyên 1700m2 của bà D cũng như tuyên bà T không còn quyền tranh chấp 1700m2 này ( tức tước đoạt quyền tranh chấp của bà T ).

    Thửa đất có 2100m2, B.A2005 tuyên 400m2 của bà T, 1700m2 của bà D và tước luôn quyền tranh chấp của bà T tại thửa này kể từ đó, như vậy B.A2005 đã xem xét, quyết định giải quyết tranh chấp toàn thửa đất => quan hệ tranh chấp mà Q.Đ2009 buộc Toà sơ thẩm phải thụ lý xử lại có cùng đối tượng tranh chấp ( thửa 223 ), cùng đương sự ( bà D và bà T ) với B.A2005 => Q.Đ2009 trái pháp luật do buộc cấp dưới phải thụ lý giải quyết lại vụ việc đã giải quyết xong bằng B.A2005 có hiệu lực.

    Tuy nhiên, chúng ta thấy QĐ2009 yêu cầu Toà sơ thẩm thụ lý để xét xử lại theo THỦ TỤC CHUNG. Tức là Toà sơ thẩm sẽ được quyền xét xử vụ việc theo thủ tục chung tại các điều từ 161 cho tới 241 bộ luật tố tụng dân sự, gồm cả điều 168 ( trả đơn khởi kiện ) và đều 192 ( đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ), vậy nên nếu lần này Toà sơ thẩm quyết định trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án mà không buộc bà D phải chịu 1,7 triệu chi phí đo đạc, định giá thì bà này dứt khoát không kháng cáo, coi như vụ án chấm dứt. Phải chăng đây là ẩn ý của Q.Đ2009 khi sử dụng từ THỦ TỤC CHUNG ?

     
    Báo quản trị |  
  • #12665   24/03/2009

    tybuty
    tybuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="center">Em xin tham gia một vài ý kiến nhỏ .

    Theo bài viết của các bác và bất chấp những tình tiết rắc rối xuất hiện trong quá trình tranh chấp , tố tụng thì đây là một vụ án đã có quyết định cuối cùng : 1700m2 của bà D , 400m2 của bà T . Quyết định này đã có hiệu lực pháp luật , vậy coi như vụ án đã kết thúc rồi – bây giờ có tranh luận , suy diễn đúng sai thì cũng vô ích thôi – nếu cần thì cứ xin giám đốc thẩm là tốt nhất .

    Ngày nay xuất hiện một tranh chấp mới : 700 m2 mà bà T lấn của bà D , nên bà D phải khởi kiện . Theo em , tòa án chấp thuận xử vụ kiện này là hợp pháp vì đây là một tranh chấp mới, quan hệ pháp luật mới . Lúc này việc đúng sai phải tùy theo chứng cứ mới của các bên đưa ra trước tòa và căn cứ pháp lý cơ bản mà tòa án buộc phải dựa vào vẫn là : 1700m2 là sở hữu hợp pháp của bà D , 400m2 là sở hữu hợp pháp của bà T  .

    Có thể bác haivinhphuc88 nhận định về từ “thủ tục chung” là còn duy ý chí  nhưng theo em thì nhận định này có tính hợp lý rất cao . Em thấy thích ý kiến này : nếu căn cứ lấn đất của bà T là không phù hợp ( theo các dữ liệu của chủ chuyên mục ) thì nhân đây tòa án giải quyết dứt điểm luôn , khỏi lằng nhằng mất thời gian . Phán quyết của tòa án là phán quyết cuối cùng và được tôn trọng nhất .

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!