Cùng lúc làm việc nhiều Công ty có sai phạm gì không?

Chủ đề   RSS   
  • #454633 26/05/2017

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Cùng lúc làm việc nhiều Công ty có sai phạm gì không?

    Chào Luật sư và các bạn!

    Mong luật sư và các bạn giải thích trường hợp như sau:

    Bạn Nguyễn Văn Bê, có HĐLĐ thời hạn không xác định tại Công ty A. Hiện bạn Bê muốn nghỉ việc tại Công ty A này nhưng bạn Bê chưa nộp đơn xin nghỉ việc. Bạn Bê đã liên hệ với một công ty B và đã âm thầm làm việc với công ty B. Nhưng tại công ty B này, bạn Bê cũng chưa có một HĐLĐ nào được ký kết.

    Trong trường hợp này, nếu công ty A phát hiện bạn Bê vẫn là nhân viên của công ty A nhưng lại làm việc cho công ty B.

    Như vậy, trường hợp này có vi phạm và mức độ xử lý như thế?

     
    9967 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454656   26/05/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Theo quy định tại Bộ Luật lao động 2012

    Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

    Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

    Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
    Vì vậy, Nếu bà Bê cùng làm việc cho công ty B nhưng vẫn đáp ứng được nội dung hợp đồng đã giao kết với công ty A thì sẽ không vì phạm gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #454759   27/05/2017

    Chào bạn, như vấn đề bạn đưa ra tôi còn thấy băn khoăn ở nhiều điểm. Nhưng theo quy định về pháp luật hiện hành tôi xin giả đáp thắc mắc của bạn như sau Ccăn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật lao động năm 2012:

    Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Mặt khác, điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động có quy định như sau: 

    “Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”

    Bên cạnh đó,  điểm 1.2 khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ – BHXH cũng quy định:

    “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất”

    Như tình huống của bạn thì bạn nên làm đơn xin nghỉ việc với công ty A nhanh chóng để tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #455009   29/05/2017

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Kính chào Luật sư!

    Như Luật sư đã giải thích, mình vẫn còn băng khoăn ở chổ: người Bê vẫn là nhân viên của Công ty A nhưng lại làm sản phẩm cho công ty B. Nhưng tại công ty B chưa ký kết một HĐLĐ nào. Ý ở đây, nếu công ty A phát hiện thì người Bê sẽ phạm vào điểm nào, có nặng không?.

    Còn luật sư nói: "người Bê nên viết đơn xin nghỉ sớm tại công ty A để tránh khỏi những khó khăn về sau". Như vậy, khó khăn đó có thể như thế nào?

    Xin Luật sư giải thích.

     
    Báo quản trị |  
  • #455019   29/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo mình nghĩ cũng còn tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động của công ty A với bạn xem có thỏa thuận về việc không được làm việc cho công ty khác hay không, ngoài ra để có thể biết mức vi phạm của Bê bị xử lý như nào thì cũng tùy thuộc nội quy và kỷ luật lao động tại công ty A có quy định việc này hay không, để đảm bảo quyền lợi của mình bạn nên tìm hiểu tất cả những văn bản như hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, có liên quan tới thảo thỏa thuận này để từ đó có cách giải quyết hợp lý nhất. 

     
    Báo quản trị |  
  • #455097   30/05/2017

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Cảm ơn bạn đã giải thích. Mình muốn hỏi lại nếu Công ty A phát hiện bạn Bê đang là nhân viên của công ty A nhưng lại làm việc cho công ty B, công ty A có thể buộc thôi việc nhân viên Bê được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #455101   30/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


     

    Votanhung viết:

     

    Cảm ơn bạn đã giải thích. Mình muốn hỏi lại nếu Công ty A phát hiện bạn Bê đang là nhân viên của công ty A nhưng lại làm việc cho công ty B, công ty A có thể buộc thôi việc nhân viên Bê được không?

     

     

     

    Votanhung viết:

    Như mình đã nói ở trên, nếu cho Bê nghỉ thì nhất định phải có căn cứ, mà căn cử ở đây phải dựa vào luật lao động 2013, kỉ luật lao động của công ty, thỏa thuận tại hợp đồng lao động của bạn.

    Theo Luật lao động 2013

    "Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp của người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
    2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
    Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật.
    3. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

    Theo quy định trên bắt buộc phải có căn cứ mới sa thải bạn được, theo quy định của Luật thì không có việc làm nhiều công ty thì bị sa thải, nhưng tại kỉ luật lao động hoặc hợp hợp đồng lao dộng nếu có thỏa thuận về việc không được làm tại nhiều công ty thì bạn cũng sẽ vướng vào cái "cớ" để sa thải. Còn nếu tất cả không có quy định thì việc bạn làm tại nhiều công ty là quyền của bạn và không làm ảnh hưởng hay vi phạm gì đến công ty A, thì bạn được phép làm mà bên A không thể xử lý bạn được (căn cứ như ở trên các bạn có đăng).

    Trên thực tế thì tùy thuộc lớn vào ý chí của người sử dụng lao động, nếu họ muốn cho bạn nghỉ thì sẽ có tỉ cái cớ, để tốt nhất trong trường hợp này bạn nên tìm hiểu rõ quy định và thái độ của bên A để đưa ra những lựa chọn hợp lý. 

     
    Báo quản trị |  
  • #469970   06/10/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Trường hợp này Công ty A có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với Bê

    Vì Bê đã vi phạm quy định của Thông tư 30/2013, cụ thể là biểu mẫu số 1, không thông báo cho người sử dụng lao động là Bê đang thực hiện nhiều HĐLĐ.

     
    Báo quản trị |  
  • #469980   06/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Vi phạm quy định của Thông tư 30/2013 thì không phải là lý do được quy định ở điều 38 BLLĐ về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

     
    Báo quản trị |  
  • #470004   07/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Chiếu theo qui định tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 thì "Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

    Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ."

    Do đó, anh Bê có thể làm việc và ký hợp đồng lao động với công ty B mà không vi phạm luật lao động nhưng phải bảo đảm việc này không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với công ty A vì anh Bê vẫn chưa chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn với A.

    Ví dụ: hợp đồng lao động giữa anh Bê và công ty A kí kết có điều khoản qui định cụ thể về việc không được làm việc cho công ty đối thủ, công ty cùng ngành nghề, lĩnh vực,...nhằm bảo mật, bí mật kinh doanh trong khoảng thời gian anh Bê vẫn là nhân viên tại công ty A → việc anh Bê đang làm cho công ty B là sai.

    Tóm lại, anh Bê có thể làm việc tại công ty B trong khi chưa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A nhưng bắt buộc phải hoàn thành mọi nghĩa vụ đã kí kết với A.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #470095   09/10/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Sa thải cũng là chấm dứt HĐLĐ (Điều 36)

     
    Báo quản trị |  
  • #470138   09/10/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    1. @ thangtro82.

    Ông Bê đã ký HĐLĐ với c.ty B đâu mà bảo vi phạm lỗi không thông báo đang thực hiện nhiều HĐLĐ???

    2. Hình như Luật cũng chưa điều chỉnh tình huống này. Quan điểm của tôi là:

    - Cần xem lại nội dung bản HĐLĐ ông Bê ký với cty A xem có điều khoản nào quy định về bảo vệ bí mật công nghệ hay không. Nếu có và việc ông Bê làm cho cty B có liên quan đến bí mật công nghệ của cty A thì cty A có quyền sa thải ông Bê.

    - Nếu không có cam kết bảo vệ bí mật công nghệ, hoặc việc ông Bê làm cho cty B không liên quan/ảnh hưởng gì đến cty A thì cty A không thể làm gì được ông Bê, nếu ông Bê vẫn hoàn thành công việc theo HĐLĐ với cty A. Việc ông Bê làm cho cty B tạm coi là đang "làm thử" hay "làm thêm" gì gì đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #470166   09/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @thangtro82: sa thải là một trường hợp chấm dứt hợp đồng theo điều 36, nhưng không phải là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #470180   09/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Theo quy định Bộ Luật Lao động 2012 thì:

    Điều 15.  Hợp đồng lao động

    “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

    Ngoài ra thì việc một người lao động có thể giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động được quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao Động như sau:

    Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

    “Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

    Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

    Như vậy trong trường hợp anh Nguyễn Văn Bê làm việc tại công ty B nhưng chưa nghỉ việc tại công ty A nếu anh Bê đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết thì anh Bê không vi phạm vì người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động miễn là thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #470250   10/10/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    - Hợp đồng bằng lời nói cũng là HĐLĐ (Điều 16, BLLĐ)

    - Cùng lúc làm việc cho nhiều người sử dụng lao động thì người lao động phải thông báo bằng văn bản (Điều 4, Thông tư 30/2013)

     
    Báo quản trị |  
  • #470266   10/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    - Cùng lúc làm việc cho nhiều người sử dụng lao động thì người lao động phải thông báo bằng văn bản (Điều 4, Thông tư 30/2013) => điều này thì đúng. Nhưng NLĐ không thông báo thì cũng không phải là lý do để bị sa thải hay bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    LVPhong (10/10/2017)
  • #470273   10/10/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    => cho cùng thì không có người sử dụng lao động nào chấp nhận việc người lao động không thông báo đang làm việc cho nhiều người sử dụng lao động, nếu không sa thải, đơn phương chấm dứt thì cũng buộc thôi việc, tạm ngừng việc, luân chuyển, điều động, biệt phái... rồi người lao động cũng sẽ chấm dứt HĐLĐ.

     
    Báo quản trị |  
  • #470324   10/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cái nội dung sau "cho cùng thì" là nói về thực tiễn rồi, không còn nói về quy định pháp luật nữa. Trong khi người hỏi là bạn muốn hỏi xem "có vi phạm và mức độ xử lý", nghĩa là hỏi về quy định pháp luật.

    Hỏi một đằng trả lời một nẻo

     
    Báo quản trị |