Việc chi trả khoản trợ cấp thôi việc là bắt buộc theo khoản 1 điều 42
bộ luật lao động và điểm c, khoản 3, điều 14,
Nghị định 44/2003/NĐ-CP.
Khoản 1 điều 42 BLLĐ qui định : " Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Điểm c, khoản 3, điều 14,
Nghị định 44/2003/NĐ-CP qui định : “ Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền tài sản của doanh nghiệp, theo qui định tại điều 31của Bộ Luật lao động đã sửa đổi bổ sung mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động kể cả thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó”
Thời hạn để các bên thanh toán cho nhau đã quá qui định theo điều 43
BLLĐ, vì vậy người lao động yêu cầu công ty thanh toán khoản trợ cấp trên, nếu không được thì khởi kiện công ty ra toà án nhân dân để được giải quyết.
Điều 43 " Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
........................."
P/S trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo điểm a, b điều khoản 1 điều 185
BLLĐ thì người lao động không được trợ cấp thôi việc :
" a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;"
Cập nhật bởi manhtamvt ngày 09/10/2010 11:05:22 AM
thêm linhk