Mặc thường phục để tăng cường hiệu quả tuần tra, kiểm soát giao thông, đặc biệt là đối với các lỗi vi phạm như nồng độ cồn, là một giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng
(1) CSGT mặc thường phục được xử lý vi phạm nồng độ cồn không?
Việc CSGT mặc thường phục để kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Liệu việc làm này có đúng quy định pháp luật và có đảm bảo quyền lợi của người dân hay không?
Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định:
Nhiệm vụ của bộ phận cán bộ hóa trang là trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm, cán bộ hóa trang phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định
Từ đó có thể hiểu, khi thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng CSGT hóa trang sẽ không trực tiếp xử lý vi phạm về giao thông nói chung hay vi phạm về nồng độ cồn nói riêng mà chỉ âm thầm giám sát, mật phục, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì sẽ báo cho lực lượng mặc cảnh phục (tức bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai) để xử lý theo quy định.
(2) Trường hợp nào CSGT hóa trang được trực tiếp xử lý vi phạm?
Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trong trường hợp cán bộ CSGT đang hóa trang mà phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội,... thì cán bộ hóa trang sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động người dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm
Đồng thời thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định
Như vậy, trong một số trường hợp cần thiết thì lực lượng CSGT hóa trang sẽ sử dụng “thẻ ngành” của mình để chứng minh thân phận, đồng thời phối hợp với người dân hoặc lực lượng chức năng khác để giải quyết tình huống theo đúng quy định.
(3) Mức phạt vi phạm có nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt đối với việc vi phạm có nồng độ cồn khi tham gia giao thông đối với xe ô tô, xe gắn máy và xe đạp được quy định như sau:
|
Mức nồng độ cồn
|
Đối tượng
|
Mức phạt tiền
|
Xử phạt bổ sung
|
Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở
|
Ô tô
|
06 - 08 triệu đồng
|
Tước Bằng từ 10 - 12 tháng
|
Xe máy
|
02 - 03 triệu đồng
|
Xe đạp, xe đạp điện
|
80.000 - 100.000 đồng
|
|
Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở
|
Ô tô
|
16 - 18 triệu đồng
|
Tước Bằng từ 16 - 18 tháng
|
Xe máy
|
04 - 05 triệu đồng
|
Xe đạp, xe đạp điện
|
200.000 - 400.000 đồng
|
|
Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
|
Ô tô
|
30 - 40 triệu đồng
|
Tước Bằng 22 - 24 tháng
|
Xe máy
|
06 - 08 triệu đồng
|
Xe đạp
|
600 - 800.000 đồng
|
|
Việc uống rượu bia khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
Thông qua việc cho phép CSGT mặc thường phục kiểm tra nồng độ cồn, cơ quan chức năng đã tạo ra một rào cản tâm lý đối với những người có ý định vi phạm, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Việc quy định mức phạt thật nặng đối với vi phạm có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một thông điệp rõ ràng gửi đến toàn xã hội về sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi này.