Cảm ơn bài viết của bạn. Mình bổ sung thêm ý kiến sau:
Theo quy định của pháp luật người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểu không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị phạt tiền. Vậy người sản xuất mũ bảo hiểm giả và buôn bán mũ bảo hiểm giả có bị xử lý gì không?
Việc sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả cũng được xếp vào trường hợp sản xuất và buôn bán hàng giả.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, theo đó:
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Bên cạnh đó Khoản 2 Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, cụ thể như sau:
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Như vậy, đối với hành vi sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm không có giá trị sử dụng, không có công dụng, người sản xuất có thể bị phạt tới 200.000.000 đồng, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm. Còn đối với những người buôn bán mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm không có công dụng, không có giá trị sử dụng có thể bị phạt tới 140.000.000 đồng.
Bên cạnh đó Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường. Theo đó, kiểm soát viên thị trường có thẩm quyền xử phạt đến 500.000 đồng; đội trưởng đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đến 25.000.000 đồng; chi cục trưởng chi Cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng và cục trưởng Cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt tiền mức tối đa tại Nghị định.