CSGT có quyền truy đuổi và dùng súng với người vi phạm giao thông?

Chủ đề   RSS   
  • #382056 06/05/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    CSGT có quyền truy đuổi và dùng súng với người vi phạm giao thông?

    Mấy hôm nay đọc tin tức, thấy nhiều tin liên quan tới CSGT trong việc xử phạt vi phạm giao thông, nhiều trường hợp lên báo có người đồng tình có người không. Vậy thực hư việc truy đuổi và dùng súng với người vi phạm giao thông có vi phạm pháp luật không?

    Cùng điểm qua các quy định sau nhé.

    Theo Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định CSGT được quyền:

    - Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

    - Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định  pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

    - Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định pháp luật.

     

    Quy định trên minh chứng rằng, CSGT có quyền dừng phương tiện khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông đường bộ của người điều khiển xe. Đồng thời, nếu người này có những hành vi chống lại như cố tình chạy xe tẩu thoát,…thì CSGT có quyền dùng các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định.

    Bên cạnh đó, CSGT cũng có quyền được sử dụng vũ khí, điển hình như súng, gậy sắt để hỗ trợ nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, các loại vũ khí này chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Cụ thể trường hợp nào được sử dụng do quy chế trong ngành công an quy định.

    Vừa qua, vụ thiếu úy CSGT bắn người vi phạm, theo nhận định trong ngành thì hành vi này là sai quy định.

    Nhưng theo mình thấy cần phải xét đến yếu tố lỗi của người vi phạm. Cần phải xét trong hoàn cảnh đó, người vi phạm đã tỏ thái độ không hợp tác như thế nào, tùy từng mức độ mà có biện pháp cưỡng chế phù hợp. Còn ý kiến của các bạn thì sao?

     

     
    7150 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    minhhoa1985.ub (10/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận