Covid-19: Có thể hỗ trợ tạm dừng, giảm mức đóng BHXH đến tháng 6/2022 với DN gặp khó khăn

Chủ đề   RSS   
  • #574625 19/08/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Covid-19: Có thể hỗ trợ tạm dừng, giảm mức đóng BHXH đến tháng 6/2022 với DN gặp khó khăn

    Tạm dừng, giảm mứ đóng BHXH để hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 - Minh họa

    Tạm dừng, giảm mứ đóng BHXH để hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 - Minh họa

    Đây là một trong những đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH nhằm hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp tại Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang được lấy ý kiến đóng góp.

    Cụ thể, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn BHXH Việt Nam nghiên cứu đề xuất các chính sách tạm dừng, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 cho doanh nghiệp đến tháng 6/2022, nêu rõ:

    Hiện nay, theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, doanh nghiệp và người lao động nếu đáp ứng điều kiện theo quy định thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.

    Đồng thời, từ ngày 01/7/2021 đến 30/6/2022, doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Ngoài ra, để hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, dự thảo Nghị quyết cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nội dung sau:

    - Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng phương án hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hàng không, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2021.

    Yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết công khai, minh bạch về giá cước vận tải biển; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vận tải biển chống tình trạng lợi dụng tình hình đại dịch COVID19 để tăng giá cước vận tải bất hợp lý, tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, hiệp hội và các đơn vị có liên quan nâng cao năng lực đàm phán, công khai minh bạch về giá cước và phụ thu ngoài giá cước dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

    - Bộ Công Thương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2021 về việc giảm giá điện cho các kho chứa hàng hóa của các doanh nghiệp logistics, chế biến nông, lâm, thủy sản và một số ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ đô la Mỹ. Tiếp tục thực hiện giảm giá điện cho cơ sở lưu trú du lịch. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

    - Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được ban hành; triển khai chính sách thuế ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống COVID-19 sau khi được Chính phủ thông qua.

    Xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; đánh giá tác động để có thể xem xét tiếp tục giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước thêm một khoảng thời gian phù hợp với diễn biến đại dịch COVID-19.

    - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp lữ hành được tạm thời rút tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; giảm thời gian giải quyết rút tiền ký quỹ từ 60 ngày xuống 30 ngày; tiếp tục gia hạn giảm phí cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch đến hết tháng 12 năm 2021.

    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp

    tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

    Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.

    - Đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nghiên cứu, xem xét việc miễn nộp đoàn phí công đoàn cho đoàn viên tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong năm 2021 và 2022 để người lao động có thêm điều kiện khắc phục khó khăn, gắn bó với doanh nghiệp.

    Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 được giảm đóng kinh phí công đoàn trong năm 2021 và 2022 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

    Trong quá trình sửa đổi Luật Công đoàn, cần nghiên cứu, đánh giá tác động để có thể xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

    - Các địa phương căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho phòng, chống COVID-19, quyết định việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thông qua các cơ sở xét nghiệm.

    Xem xét giảm mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển loại I và IA trên địa bàn cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và lùi thời hạn bắt đầu thu phí tại khu vực cửa khẩu và cảng biển nêu trên để hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 19/08/2021 04:05:59 CH
     
    1063 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (20/08/2021) ThanhLongLS (19/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #574958   30/08/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14921
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Hiện tại tại Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành đã có chính sách hỗ trợ  giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp đủ điều kiện. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và người lao động thì cần có nhiều chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn để tiếp tục hoạt động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575131   31/08/2021

    Covid-19: Có thể hỗ trợ tạm dừng, giảm mức đóng BHXH đến tháng 6/2022 với DN gặp khó khăn

    Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân. Việc đưa ra những chỉ đạp kịp thời nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

     
    Báo quản trị |