COVID-19 chính thức là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ tháng 4/2023

Chủ đề   RSS   
  • #598587 10/02/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    COVID-19 chính thức là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ tháng 4/2023

    Mới đây, ngày 09/02/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

    Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), cụ thể:

    Bổ sung “Bệnh COVID-19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT”.

    Như vậy, thêm bệnh COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

    Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 01/04/2023 như sau:

    1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

    2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

    3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

    4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

    5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

    6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

    7. Bệnh hen nghề nghiệp.

    8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

    9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen.

    10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

    11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

    12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

    13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

    14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

    15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

    16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

    17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

    18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

    19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

    20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

    21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

    22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

    23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

    24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

    25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

    26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

    27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

    28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

    29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

    30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

    31. Bệnh lao nghề nghiệp.

    32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

    34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

    35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp.

    Theo Phụ lục 35 định nghĩa Bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

    Theo đó, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 bao gồm:

    - Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

    - Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.

    - Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm:

    + Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà;

    + Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19;

    + Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19;

    + Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19;

    + Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;

    + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng;

    + Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;

    + Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

    Thời gian tiếp xúc tối thiểu 

    Thời gian tiếp xúc tối thiểu là thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp: 01 lần.

    Thời gian bảo đảm 

    Thời gian bảo đảm là khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh): 28 ngày.

    Xem chi tiết tại Thông tư 02/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2023.

     
    894 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (13/02/2023) ThanhLongLS (10/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận