Công việc phải làm khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #495213 28/06/2018

    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Công việc phải làm khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên công ty cổ phần

    Để thực hiện chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên thành công ty cổ phần,chúng ta phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh, sau đó mới thực hiện đăng ký thành lập công ty cổ phần.

    Thứ nhất, Thủ tục giải thể hộ kinh doanh: 

    - Gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

    Thành phần hồ sơ giải thể hộ kinh doanh gồm:

    1. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

    2. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

    3. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả (nếu có)

    2/ Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

    Hồ sơ bao gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);

    2. Điều lệ của công ty cổ phần;

    3. Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);

    4. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu Phụ lục I-8 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);

    5. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (mẫu Phụ lục I-10 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);

    6. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của các cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; những người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức và người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

    - Cổ đông là cá nhân/người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức/người được ủy quyền thực hiện thủ tục:

    + Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

    + Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

    - Cổ đông là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương.

    - Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    7. Bản sao Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện cho cổ đông là tổ chức;

    8. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

    Mọi người có thể xem chi tiết bài viết tại đây

    Cập nhật bởi Kimhang1302 ngày 28/06/2018 12:19:53 SA
     
    1728 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505801   28/10/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp được hướng dẫn thực hiện như sau:

    Địa điểm đăng ký chuyển đổi tại Phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

    Hồ sơ bao gồm: bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ cần cung cấp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp ( Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

    Phòng ĐKKD gửi bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để chấp dứt hoạt động của hộ kinh doanh

     
    Báo quản trị |