Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Chủ đề   RSS   
  • #421849 18/04/2016

    Ngoalongan

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2016
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

    Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc ( United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) (viết tắt là CISG ) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017.

    Sự gia nhập của Việt Nam sẽ đánh dấu một bước mới trong việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp quốc tế. Công ước đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất áp dụng luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp luật Việt Nam.

    Mặt khác, nếu trước đây, khi Việt Nam chưa gia nhập CISG, luật áp dụng cho tranh chấp xảy ra có thể là luật theo thỏa thuận trong hợp đồng, đó có thể luật Việt Nam, có thể là luật của nước có đối tác đang thực hiện hợp đồng, thì nay, nếu trong hợp đồng áp dụng luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp thì điều đó sẽ dẫn chiếu đến việc áp dụng CISG vì Việt Nam đã là thành viên của CISG, điều đó cũng tương tự với đối tác nước ngoài.

    Như vậy, sẽ có những khó khăn nhất định xuất hiện trong việc áp dụng vì thứ nhất, ngôn ngữ áp dụng trong CISG là tiếng anh, sẽ gây ra một số khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam, thứ hai, khó khăn lớn nhất là CISG áp dụng hệ thống án lệ đồ sộ, mà ở Việt Nam thì án lệ không những là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, mà việc áp dụng nó cũng hết sức khó khăn vì hệ thống án lệ của Việt Nam chưa hoàn thiện và chưa được sử dụng rộng rãi như ở các quốc gia có hệ thống thông luật (common law).

    Như vậy, nếu có sự nghiên cứu kỹ càng về CISG cũng như hệ thống án lệ của nó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin hơn khi giao thương với các nước bạn cũng như giảm thiểu thiệt hại, rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.

    Bài viết ngắn này mong muốn chuyển đến người đọc sự tồn tại của CISG, đóng vai trò như một luật Thương mại thứ hai ở Việt Nam dành cho các doanh nghiệp có giao thương với các doanh nghiệp ngoài nước.

    Cập nhật bởi Ngoalongan ngày 18/04/2016 11:36:31 SA Cập nhật bởi Ngoalongan ngày 18/04/2016 11:35:52 SA
     
    6004 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận