Công ty không trả sổ bảo hiểm, người lao động nên làm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #525455 12/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Công ty không trả sổ bảo hiểm, người lao động nên làm gì?

    >>>Những loại hợp đồng nào phải đóng bảo hiểm xã hội?

    >>>Cách đơn giản để tính bảo hiểm xã hội một lần

    Hiện nay, pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế không ít trường hợp nhiều công ty cố chây lì không trả sổ bảo hiểm cho người lao động để họ tiếp tục cập nhật chế độ bảo hiểm xã hội của mình. Mặt khác, điều này còn gây khó khăn cho người lao động khi muốn tiến hành thủ tục nhận bảo hiểm. Vậy, nếu rơi vào trường hợp này, người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình. Mọi người cùng tham khảo hướng giải quyết qua bài viết dưới đây nhé!

    Sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và đây cũng là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có trách nhiệm “bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động” trong thời gian người lao động còn làm việc và khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

    Về thời hạn thực hiện trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội, tại khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 có quy định: 

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (để biết những trường hợp đặc biệt cụ thể là gì, các bạn có thể xem thêm tại  Khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP.)

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

    Như vậy, trong trường hợp quá thời hạn trên kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là đã vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Lúc này, người lao động có thể lựa chọn một trong ba phương thức sau để giải quyết:

    - Khiếu nại:

    Theo quy định tại Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được quyền khiếu nại, nói rõ hơn người lao động được quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Do đó, khi người lao động có chứng cứ cho thấy công ty chậm trễ việc trả sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền làm đơn khiếu nại để khiếu nại về việc không trả sổ.

    + Cơ quan có thẩm quyền: Làm đơn khiếu nại lên Giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ. 

    Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người lao động có thể gửi đơn đến Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai (Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

    - Thông qua Hòa giải viên lao động:

    Người lao động yêu cầu giải quyết thông qua Hoà giải viên lao động (Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề).

    + Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

    Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

    -  Khởi kiện:

    Điều 200, Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định: cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân. Đối với các tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội, người lao động có thể khởi kiện ngay ra tòa án mà không bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải.

    + Thời hiệu: theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật lao động 2012, thời hiệu yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

    + Tòa án có thẩm quyền: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội là một loại tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở (điểm d Khoản 1 Điều 32; điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

     

     
    3949 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    TRUTH (03/09/2019) admin (13/08/2019) ThanhLongLS (12/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận