Con dấu là một vật quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, dùng để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay các quy định về con dấu đã không còn khắt khe như trước đây về mặt nội dung hay quy trình thông báo mẫu con dấu, cụ thể là doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu doanh nghiệp căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 mà không còn phụ thuộc quá nhiều vào các quy định “cứng” của nhà nước
Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là mặc dù được dung nhiều con dấu, nhưng hình dạng của những con dấu đó có được khác nhau hay không?
Công ty dùng nhiều con dấu khác nhau được không?
Không đóng dấu hợp đồng liệu có giá trị? - Minh họa
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo căn cứ tại khoản 2 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020
Mẫu con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp lựa chọn, có thể dưới hình thức như hình tròn, hình vuông…Tuy nhiên hiện tại không có quy định cụ thể về việc khi một doanh nghiệp có nhiều con dấu, thì hình dạng con dấu có cần phải thống nhất với nhau theo như Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ/CP của trước đây
Nhận thấy Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn thủ tục yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu nữa. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Con dấu không còn nhiều quyền năng gắn liền với các quy định pháp luật nữa mà chủ yếu phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp.
Từ đây có thể thấy rằng hiện tại khả năng doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu với hình dạng khác nhau là khả thi.
Mặc dù pháp luật đã quy định về quyền tự quyết về con dấu của doanh nghiệp tuy nhiên giá trị pháp lý của con dấu lại là một câu chuyện khác, nó không hoàn toàn phụ thuộc là sự quyết định của doanh nghiệp. Liệu rằng một hợp đồng chỉ có chữ ký mà không đóng dấu thì có hợp pháp không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng việc sử dụng dấu trong các giao dịch sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa rằng nếu pháp luật không có quy định thì hợp đồng không bắt buộc phải đóng dấu mà vẫn có giá trị pháp lý.
Một số trường hợp mà hợp đồng bắt buộc phải đóng dấu để được công nhận là hợp pháp như:
khoản 2 Điều 24 Luật Kế Toán 2015, Khoản 1 Điều 90 Thông tư 133/2016/TT-BTC, khoản 18 Điều 4 Luật Công cụ chuyển nhượng 2005, khoản 6 điều 5, khoản 3 điều 7 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 93/2016/NĐ-CP…v.v..
Từ đó nhận thấy rằng Luật doanh nghiệp 2020 ra đời đã mở ra một chương mới hội nhập với quy định của hầu hết các nước trên thế giới, doanh nghiệp đang dần làm chủ con dấu của mình tuy nhiên phải theo dõi các quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng khi có quy định bắt buộc cần sự có mặt của con dấu.
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 11/11/2021 11:25:54 SA
Sửa tiêu đề