Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
...
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;[...]”
Và căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do địch họa, dịch bệnh;
b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Căn cứ những quy định trên, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Lúc này, để đơn phương chấm dứt ợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được việc đã thực hiện mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc, cắt giảm nhân sự,...
Đồng thời, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động còn phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
Hợp đồng không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày
Hợp đồng xác định thời hạn: ít nhất 30 ngày.
Theo trường hợp của bạn,việc công ty không báo trước mà cho nghỉ việc thì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Lúc này, bạn có thể khởi kiện yêu cầu nhận lại làm việc, nếu công ty không muốn nhận lại làm việc thì phải bồi thường theo thỏa thuận giữa hai bên.