Công ty cử lao động đi làm công việc ở nhiều tỉnh thành thì xin Giấy phép lao động ở đâu?

Chủ đề   RSS   
  • #614727 01/08/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1123)
    Số điểm: 19904
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 383 lần
    SMod

    Công ty cử lao động đi làm công việc ở nhiều tỉnh thành thì xin Giấy phép lao động ở đâu?

    Giấy phép lao động là gì? Công ty cử lao động đi làm công việc ở nhiều tỉnh thành thì xin Giấy phép lao động ở đâu? Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Giấy phép lao động là gì?

    Hiện nay, giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lý cho phép người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp. Theo đó, loại giấy phép hợp lệ này phải được cấp bởi Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tại Việt Nam, cụ thể gồm: 

    - Cục việc làm thuộc Bộ lao động Thương binh và Xã hội

    - Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

    Giấy phép lao động có ghi rõ thông tin của người lao động nước ngoài gồm: Họ & Tên, số hộ chiếu, ngày/tháng/năm sinh, quốc tịch, tên & địa chỉ của tổ chức nơi người lao động nước ngoài hiện đang làm việc, vị trí, thời gian làm việc.

    (2) Công ty cử người lao động đi làm công việc ở nhiều tỉnh thành thì xin Giấy phép lao động ở đâu? 

    Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 30 Văn bản hợp nhất 5512/VBHN-BLĐTBXH năm 2023 có quy định về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp như sau: 

    - Làm việc cho tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và người sử dụng lao động được quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định 70/2023/NĐ-CP do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập.

    - Làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    Theo đó, trường hợp công ty cử người lao động đi làm công việc ở nhiều tỉnh thành trên cả nước thì chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ lao động, Thương binh và Xã hội (thông qua Cục Việc làm).

    (3) Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu?

    Căn cứ Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm, cụ thể:

    - Thời hạn của HĐLĐ dự kiến sẽ ký kết.

    - Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

    - Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

    - Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

    - Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

    - Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    - Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

    - Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại.

    - Thời hạn trong văn bản chấp thuận trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, thời hạn của giấy phép lao động hiện nay tối đa là 02 năm.

     
    65 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận