Trong trường hợp này, bạn nên xem lại Điều lệ của công ty, rà soát xem giao dịch “mua lại cổ phần của công ty khác” mà bạn đề cập thuộc quyền quyết định của ai? Ví dụ như trong Điều lệ quy định thuộc quyền quyết định của:
- Giám đốc/Tổng giám đốc thì không cần phải có sự chấp nhận của cổ đông là Cơ quan nhà nước.
- Hội đồng quản trị thì được thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Trường hợp này thì người đại diện cho Cơ quan nhà nước (là thành viên của hội đồng quản trị) có quyền tham gia biểu quyết vấn đề này. Do đó tất nhiên Cơ quan nhà nước sẽ có ý kiến trong vấn đề này. Ví dụ: Cơ quan nhà nước có 02 người trong Hội đồng quản trị thì được 02 phiếu, lưu ý là số phiếu để biểu quyết quyết định của Hội đồng quản trị không phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phần nắm giữ.
- Đại hội đồng cổ đông: quyết định theo tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông theo quy định tại “Điều 144. Điều kiện để nghị quyết được thông qua” Luật Doanh nghiệp 2014.
Trường hợp này thì nếu Điều lệ không có quy định 01 tỷ lệ cao hơn, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành.
Cơ quan nhà nước nắm trên 50% cổ phần (không rõ là bao nhiêu) thì tỷ lệ cao quyền quyết định thuộc về Cơ quan này.
Cơ sở pháp lý bạn xem tại Luật Doanh nghiệp 2014 nhé.