Công ty bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 750 tỷ đồng

Chủ đề   RSS   
  • #603753 04/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Công ty bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 750 tỷ đồng

    Ngày 01/7/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
     
    Cụ thể, tại Nghị định này quy định mới vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và doanh nghiệp tái bảo hiểm như sau:
     
    cong-ty-bao-hiem-nhan-tho-phai-co-von-dieu-le-toi-thieu-tu-750-ty-dong
     
    (1) Vốn điều lệ tối thiểu của 04 loại công ty bảo hiểm nhân thọ
     
    - Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
     
    + Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;
     
    + Kinh doanh bảo hiểm theo doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;
     
    + Kinh doanh bảo hiểm theo doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.
     
    - Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
     
    + Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
     
    + Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam;
     
    + Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam.
     
    - Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
     
    - Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
     
    + Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;
     
    + Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;
     
    + Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
     
    - Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01/01/2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
     
    (2) Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
     
    - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
     
    - Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
     
    + Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
     
    + Nợ thuế;
     
    + Các khoản nợ khác.
     
    (3) Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
     
    Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ liên quan đến nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và phải có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật, bao gồm:
     
    - Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:
     
    + Chi hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm;
     
    + Chi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
     
    + Chi hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
     
    + Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
     
    + Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
     
    - Chi phí hoạt động tài chính:
     
    + Chi phí cho thuê tài sản;
     
    + Chi thủ tục phi ngân hàng, trả lãi tiền vay;
     
    + Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
     
    - Chi phí hoạt động khác:
     
    + Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
     
    + Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
     
    + Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
     
    Xem thêm Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 156 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
     
    547 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận