Công tác, thanh tra kiểm tra đối với doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #298068 19/11/2013

    Công tác, thanh tra kiểm tra đối với doanh nghiệp

    Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chịu rất nhiều sự quản lý của các cơ quan khác nhau. Tùy theo chuyên ngành lĩnh vực hoạt động. Hiện tại cuối năm các cơ quan chức năng cứ dính tới ngành nào là sẽ có cán bộ ngành đó đến kiểm tra công ty. Gây phiền hà và mất thời gian cho doanh nghiệp. Mặt khác quá trình kiểm tra diễn ra theo kiểu đột xuất không có báo trước là cho công tác chuẩn bị của doanh nghiệp rất khó khăn nên chắc chắn sẽ bị phạt và cho các bác tí phong bì để ăn tết. Theo tôi được biết quy định pháp luật có quy định về công tác kiểm tra tại Nghị định số : 61/1998/NĐ - CP có quy định về thời hạn báo trước 3 ngày. Và phải có quyết định của người có thẩm quyền về kế hoạch kiểm tra. Nhưng theo Nghị định mới thay thế nghị định 61 là NĐ 86/2001/NĐ - CP hướng dẫn một số điều về luật thanh tra thì lại ko có một chút quy định nào về công tác kiểm tra cả. Nếu doanh nghiệp mà bị kiểm tra đột xuất thì căn cứ vào đâu để trình bày với bên cơ quan chức năng. Nếu không chắc chắn bị xử lý.

     
    23289 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nghoangpc vì bài viết hữu ích
    BanQLDAthanQN_TKV (22/10/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #298119   19/11/2013

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, các đơn vị được thực hiện hai loại thanh tra: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Trong đó:

    QĐ thanh tra hành chính phải được gửi cho đối tượng thanh tra chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày ký QĐ, QĐ thanh tra hành chính phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký QĐ.

    Đối với thanh tra chuyên ngành, QĐ thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.

    Hoạt động thanh tra được tiến hành theo ba hình thức thanh tra: theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.

    Trường hợp thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

    Do đó, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất thì đều phải có QĐ thanh tra trong đó nêu rõ căn cứ ra QĐ (thuộc căn cứ nào để kiểm tra đột xuất nêu trên). Khi đó, bạn có quyền yêu cầu được nhận QĐ thanh tra, kiểm tra trong thời hạn như đã nêu trên.

    Cập nhật bởi Dungga_Pro ngày 19/11/2013 08:43:12 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    nghoangpc (20/11/2013) khacchinh (06/01/2018)
  • #298242   20/11/2013

    Theo bạn doanh nghiệp bị cán bộ công an kiểm tra thì có phải báo trước không. 

     
    Báo quản trị |  
  • #298784   22/11/2013

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Vấn đề bạn hỏi gồm hai nội dung:

    1. Việc thanh tra, kiểm tra thông thường của các lực lượng chức năng thì đều được tiến hành theo luật định, nói chung là nhưng trường hợp này k có gì thắc mắc.

    2. Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Trong trường hợp này, luật thanh tra không quy định các trường hợp thanh tra đôt xuất phải báo trước (vì rõ ràng là mang yếu tố bất ngờ thì không thể báo trước được). Tuy nhiên, dù là đột xuất, hay bất thường đều phải có căn cứ mới được tiến hành kiểm tra, thanh tra. Căn cứ tiến hành thì đã nêu ở trên. Vấn đề ở đây là việc thanh tra, kiểm tra này có ra quyết định không, và bạn có được nhận thông báo trước không. Theo quy định của luật thanh tra, cũng như các văn bản quy định việc thanh tra, kiểm tra của các ngành đều quy định là thông báo cho đối tượng sau khi đã ký quyết định nhưng không được quá thời gian quy định, trừ trường hợp đột xuất, bất thường. Từ đó hiểu rằng, trong trường hợp đột xuất, bất thường thì không cần thông báo hoặc thông báo sau thời gian trên nhưng rõ ràng phải có căn cứ cụ thể để tiến hành và phải có quyết định do người có thẩm quyền ký. Như vậy, khi lực lượng công an làm nhiệm vụ kiểm tra đột xuất thì nếu k có quyết định thì ít nhất cũng phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra chứ không thể tùy tiện thích đến kiểm tra lúc nào cũng được mặc dù quyền hạn trong việc đảm bảo an ninh, trật tự xã hội được giao cho lực lượng CAND tiến hành.

     
    Báo quản trị |  
  • #501926   12/09/2018

    pe_andy
    pe_andy

    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:01/09/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính gửi Thư viện pháp luật.

    Mình muốn hỏi là Điều 37 Luật Thanh tra 2010 có quy định hình thức thanh tra là 3 hình thức: thanh tra đột xuất, thanh tra thường xuyên và thanh tra theo kế hoạch. Tuy nhiên mình có nghiên cứu Nghị định 86 và Nghị định 07 hướng dẫn Luật thanh tra thì không có điều nào quy định hình thức thanh tra đột xuất hay thanh tra thường xuyên hay thanh tra theo kế hoạch phải báo trước cho đối tượng thanh tra. Vậy khi Đoàn thanh tra không thông báo trước thì mình có thực hiện đúng các quy định pháp luật về thanh tra không? Đối tượng có quyền không tiếp Đoàn thanh tra không?

    Rất mong Thư viện hỗ trợ.

     
    Báo quản trị |