Công Đoàn - cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị - xã hội ?

Chủ đề   RSS   
  • #402274 12/10/2015

    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    Công Đoàn - cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị - xã hội ?

    Chào mọi người

    gần đây, nghị định 88/2015/NĐ-CP đã đưa ra mức phạt đối với hành vi "không đóng phí công đoàn"

    Trước đây, mình có những khách hàng nhận được công văn từ công đoàn cấp huyện "đề nghị đóng phí công đoàn 2% quỹ lương, nếu không đóng, chúng tôi sẽ mời thanh tra lao động đến thanh tra"  - một hình thức dọa 

    Mình cũng từng tư vấn: "theo luật là phải đóng 2% quỹ lương nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không đóng cũng không sao cả"

    Gần đây thì có quy định phạt. Vì vậy, mình muốn bàn thêm về mặt pháp lý của Công Đoàn.

    Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội (điều 1 luật công đoàn) với rất nhiều chức năng, đại khái là bảo vệ người lao động

    Căn cứ vào các quy định tại: 

    Điều 6 luật công đoàn

    Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

    1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

    Điều 198 Bộ luật lao động

    Điều 190. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

    .......

    2. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

    Như vậy, Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội , dựa trên sự tham gia "tình nguyện" của người lao động thế thì tại sao lại bắt doanh nghiệp đóng kinh phí bằng 2% quỹ lương cho việc này? Công đoàn bảo vệ người lao động chứ có phải bảo vệ người sử dụng lao động đâu ? 

    Việc thu kinh phí như vậy gần như mang tính chất của một loại thuế/phí đối với doanh nghiệp.

    Nếu lý luận, Công đoàn cũng bảo vệ doanh nghiệp là tổ chức trung gian giữa người lao động và doanh nghiệp (không có quy định trong chức năng). Vậy rõ ràng Công đoàn phải là một cơ quan nhà nước thì mới có quyền thu phí một cách luật định như thế ? Mà những chức năng này đã có một loạt các cơ quan khác như phòng, hội đồng trọng tài, hòa giải viên v.v. lo rồi cơ mà

    Nếu có công đoàn đóng phí thì đã đành, không có cũng phải đóng 2% cho công đoàn cấp trên trực tiếp. Vậy lý lẽ ở đây là gì ? 

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    19929 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #402628   14/10/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Công đoàn muốn hoạt động độc lập thì điều kiện tối quan trọng là phải độc lập về tài chính.

    Công đoàn hiện nay từ trên xuống dưới sống nhờ vào 2% kinh phí trích ra từ các doanh nghiệp, phần đóng góp từ đoàn phí là không đáng kể. Như vậy không thể nào độc lập đúng nghĩa được.

    Công đoàn từ cấp quận huyện trở lên chính xác là cơ quan nhà nước, do Đảng lãnh đạo. Các công đoàn cơ sở hiện nay chỉ thành lập cho có, chủ yếu là để có người sử dụng 1.3% kinh phí công đoàn được rót về từ CĐ cấp trên. Khi có chuyện rắc rối với NSDLĐ thì khả năng rất hiếm là CĐCS dám đứng ra bảo vệ NLĐ một cách đúng nghĩa, vì chủ tịch CĐCS cũng là người ăn lương, nếu làm căng quá thì công việc của họ sẽ không được đảm bảo => chẳng ai dại gì đấu tranh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    huannguyen90 (15/10/2015)