Công dân có những quyền nào đối với dữ liệu về tình trạng sức khỏe và đời tư của mình hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #612421 06/06/2024

    phamthithucquyen

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/03/2024
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Công dân có những quyền nào đối với dữ liệu về tình trạng sức khỏe và đời tư của mình hay không?

    Dữ liệu cá nhân có bao gồm tình trạng sức khỏe và đời tư không? Công dân có  quyền nào đối với dữ liệu về tình trạng sức khỏe và đời tư?

    Dữ liệu cá nhân có bao gồm tình trạng sức khỏe và đời tư không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

    - Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

    + Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;

    + Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;

    + Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;

    + Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;

    + Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;

    + Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;

    + Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;

    + Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

    + Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;

    + Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu là một trong những dữ liệu cá nhân thuộc nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm và được bảo vệ bởi pháp luật.

    Dữ liệu cá nhân có bao gồm tình trạng sức khỏe và đời tư không?

    Công dân có những quyền gì đối với dữ liệu về tình trạng sức khỏe và đời tư?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chủ thể dữ liệu cá nhân có 11 quyền liên quan đến dữ liệu cá nhân như sau:

    (1) Quyền được biết

    Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (2) Quyền đồng ý

    Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này.

    (3) Quyền truy cập

    Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (4) Quyền rút lại sự đồng ý

    Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (5) Quyền xóa dữ liệu

    Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (6) Quyền hạn chế xử lý dữ liệu

    - Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;

    - Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (7) Quyền cung cấp dữ liệu

    Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (8) Quyền phản đối xử lý dữ liệu

    - Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;

    - Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (9) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

    Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    (10) Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

    Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    (11) Quyền tự bảo vệ

    Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với dữ liệu về tình trạng sức khỏe và đời tư công dân có các quyền nêu trên.

    Tóm lại, tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu là một trong những dữ liệu cá nhân thuộc nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm và được bảo vệ bởi pháp luật. 

     
    123 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận