Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #613511 29/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào?

    Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào? Nếu không được nâng lương thì có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này.

    Việc nâng lương và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung luôn là những chủ đề được quan tâm hàng đầu đối với các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. 

    Đặc biệt, đối với những công chức, viên chức sắp nghỉ hưu và đang giữ bậc lương cuối của khung, câu hỏi liệu họ có được nâng lương trước thời hạn hay không và có thể được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là vấn đề quan trọng.

    (1) Công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn khi nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn như sau:

    Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu:

    - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV

    - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3.

    Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nâng lương khi mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và trong trường hợp kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên. 

    Nếu đang giữ bậc lương cuối của khung thì không thuộc các trường hợp được nâng lương trước hạn khi có thông báo nghỉ hưu.

     

    (2) Mức phụ cấp thâm niên vượt khung

    Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. 

    Mức phụ cấp phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại điểm 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV như sau:

    - Cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức l­ương của bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó.

    Từ năm thứ tư­ trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

    - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết b điểm 1.1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc l­ương cuối cùng trong ngạch đó; 

    Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1 % .

    - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC, nếu l­ương mới đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc l­ương cũ dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang l­ương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung. 

    Theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc l­ương cũ mà có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung.

    Ví dụ: Bà Nguyễn Thị M, đã xếp l­ương cũ bậc 10, hệ số l­ương 4,06, ngạch chuyên viên từ ngày 01/9/1998 và từ năm 1998 đến nay luôn đạt đủ hai tiêu chuẩn để hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, thì bà M được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

    Theo bảng chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC nêu trên, thì bậc 10 (cũ) ngạch chuyên viên của bà M được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung. 

    Thời gian bà M đã xếp l­ương bậc 10 (cũ) từ ngày 01 tháng 9 năm 1998 đến ngày 01/9/2004 (đủ 6 năm), bà M được tính hưởng thêm 6% phụ cấp thâm niên vượt khung.

    Như vậy, bà M được hưởng tổng mức phụ cấp thâm niên vượt khung là 11% (5% + 6%) của - mức l­ương cuối cùng trong ngạch chuyên viên (bậc 9, hệ số l­ương 4,98); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau của bà M được tính kể từ ngày 01/ 9/2004.

    Tóm lại, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nâng lương khi mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và trong trường hợp kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên. 

     

     
    1053 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (16/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận