Công chức sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật nếu thuộc 03 trường hợp sau

Chủ đề   RSS   
  • #531710 29/10/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Công chức sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật nếu thuộc 03 trường hợp sau

    >>> Tin vui về tiền lương từ năm 2021 dành cho cán bộ, công chức

    >>> Từ 15/11/2019: Cán bộ, công chức nên biết thông tin này

    Khi vi phạm quy định được đề ra tại các văn bản luật có liên quan thì việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật với công chức căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm.

    Về nguyên tắc: Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

    Các hành vi của công chức sẽ bị xử lý kỷ luật gồm:

    -  Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

    -  Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

    -  Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Tuy nhiên, sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật nếu rơi vào các trường hợp sau:

    1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật.

    2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

    Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

    ...

    5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.

    Căn cứ: Nghị định 34/2011/NĐ-CP

     

     
    14957 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531714   29/10/2019

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 213 lần


    "Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật."  nghe nó cứ sao sao ý nhỉ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    enychi (02/11/2019)
  • #558782   27/09/2020

    Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.

    Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559005   29/09/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Hiện nay vấn đề xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó 04 trường hợp sau đây được miễn trách nhiệm kỷ luật:
     
    1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
     
    2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
     
    3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
     
    4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
     
    Báo quản trị |  
  • #559175   29/09/2020

    Công chức cũng là con người, các hình thức miễn trách nhiệm kỷ luật hoàn toàn hợp lý và mang tính nhân văn. Cũng phù hợp khi so sánh với pháp luật về dân sự. Nhiều người cho rằng công chức cần kỷ luật nặng hơn người thường đôi khi chưa hợp lý.

     

     
    Báo quản trị |