Công chức có được nghỉ việc không hưởng lương hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #605517 20/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2143)
    Số điểm: 74986
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Công chức có được nghỉ việc không hưởng lương hay không?

    Nghỉ không hưởng lương là việc người lao động (NLĐ) xin nghỉ trong các trường hợp cần thiết hay những sự kiện quan trọng. Vậy quy định về việc nghỉ không lương của công chức được quy định như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Việc nghỉ không lương của công chức được quy định như thế nào?

    Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019) quy định: "Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động".

    Chế độ nghỉ không lương với người lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019: "người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương".

    Đồng thời tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: "Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản".

    Như vậy, công chức làm việc tại các cơ quan đảng, chính quyền có thể nghỉ việc không hưởng lương nếu được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công chức theo quy định pháp luật; trường hợp cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho phép nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó cán bộ, công chức không đóng BHXH tháng đó.

    Xem bài viết liên quan: Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    NSDLĐ có quyền từ chối NLĐ nghỉ không hưởng lương hay không?

    NLĐ xin nghỉ không hưởng lương mà thời gian nghỉ trùng với lễ, tết thì có được nhận lương những ngày này không?

    Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:

    Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. 

    Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112.

    Như vậy, nếu thuộc vào những ngày nghỉ lễ, tết trên, mặc dù là NLĐ đang nghỉ không hưởng lương nhưng NLĐ vẫn được trả tiền lương cho những ngày nghỉ lễ, Tết vì đó là quyền lợi của họ.

    Tiền lương để tính trả trong trường hợp này là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ lễ, tết có hưởng lương.

    Không cho NLĐ xin nghỉ không hưởng lương thì có bị phạt không?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

    Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    - Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

    - Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm."

    Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

    Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

    Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, nếu không cho NLĐ nghỉ không lương theo quy định pháp luật thì NSDLĐ có thể bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng (nếu NSDLĐ là tổ chức thì bị phạt từ 4 - 10 triệu đồng).

    Xem bài viết liên quan: Sếp không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương có vi phạm pháp luật?

    NSDLĐ có quyền từ chối NLĐ nghỉ không hưởng lương hay không?

     
    1635 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (16/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận